Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật đối với người lao động

Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL37017

Câu hỏi:

Bạn tôi và Trường Đại học dân lập M ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn từ ngày 10/11/2012, công việc phải làm là Trợ lý trưởng khoa công nghệ thông tin. Tháng 5/2013, theo phản ánh của trưởng khoa, bạn tôi chưa làm tốt công tác tham mưu cho trưởng khoa về công tác giảng dạy, về tình hình chính trị nội bộ của khoa. Sau một số lần được Trưởng Khoa nhắc nhở nhưng bạn tôi vẫn để xảy ra tình trạng nói trên, tháng 7/2013, Hiệu trưởng nhà trường đã căn cứ vào kết quả họp Hội đồng kỷ luật nhà trường để ký quyết định kỷ luật bạn tôi với hình thức là cảnh cáo. Vậy hình thức xử lý kỷ luật áp dụng đối với bạn tôi có đúng quy định pháp luật không? Tại sao? Xin chân thành cảm ơn!

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Căn cứ Điều 123 Bộ luật lao động 2012 quy định nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động như sau:

"Điều 123. Nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động

1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:

a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;

b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;

d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản.

2. Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.

3. Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.

4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:

a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;

b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;

c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 Điều 126 của Bộ luật này;

>>> Luật sư tư vấn áp dụng hình thức xử lý kỷ luật người lao động: 024.6294.9155

d) Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.

5. Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng"

Điều 125 Bộ luật lao động năm 2012 quy định như sau:

"Điều 125. Hình thức xử lý kỷ luật lao động

1. Khiển trách.

2. Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức.

Thủ tục đăng ký bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp, người lao động

3. Sa thải."

Việc xử lý kỷ luật thực hiện theo nguyên tắc trên và theo trình tự, thủ tục nhất định.

Theo như bạn trình bày, bạn của bạn và Trường Đại học dân lập M ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn từ ngày 10/11/2012, công việc là Trợ lý trưởng khoa công nghệ thông tin. Tháng 5/2013, theo phản ánh của trưởng khoa, bạn của bạn chưa làm tốt công tác tham mưu cho trưởng khoa về công tác giảng dạy, về tình hình chính trị nội bộ của khoa. Sau một số lần được Trưởng Khoa nhắc nhở nhưng bạn của bạn vẫn để xảy ra tình trạng nói trên, tháng 7/2013, Hiệu trưởng nhà trường đã căn cứ vào kết quả họp Hội đồng kỷ luật nhà trường để ký quyết định kỷ luật bạn của bạn với hình thức là cảnh cáo.  Hiện nay, không có quy định cụ thể về việc áp dụng từng hình thức xử lý kỷ luật do đó bạn của bạn phải xem lại nội quy tại nơi làm việc của bạn bạn để xác định rõ với hành vi vi phạm như trên có đến mức độ bị kỷ luật cảnh cáo hay không?

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.