Biệt phái viên chức là gì? Các chính sách viên chức biệt phái được hưởng?

Ngày gửi: 20/10/2020 lúc 11:31:12

Mã số: HTPL38759

Câu hỏi:

Thưa luật sư, tôi là giáo viên mầm non hiện đã công tác được 20 năm giảng dạy. Từ năm 1996 đến năm 2015 tôi là giáo viên giảng dạy ở vùng có điều kiện khó khăn ở xóm Liên Sơn, xã Thuần Thiện, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Đến năm 2006, xóm tôi được công nhận là xóm thuộc diện 135 theo quy định chính phủ. Tôi vẫn tiếp tục công tác tại xóm Liện Sơn cho đến năm 2015 thì có quyết định của hiệu trưởng trường mầm non Phúc Lộc (thuộc xã Thuần Thiện, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) chuyển tôi đến trường này. Tôi có hộ khẩu thường trú tại xóm liên sơn, xã thuần thiện, huyện can lộc, tĩnh hà tĩnh.Cho nên tôi muốn tiếp tục ở lại trường cũ công tác để thuận lợi phù hợp với hoàn cảnh. Vậy cho tôi hỏi, trường hợp cuả tôi thì có được tiếp tục ở lại công tác ở vùng có điều kiện khó khăn như tôi tôi đã trình bày ở trên k??

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Theo quy định tại Điều 36 Luật viên chức 2010 quy định:

“Điều 36.Biệt phái viên chức

1. Biệt phái viên chức là việc viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập này được cử đi làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ trong một thời hạn nhất định. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập quyết định việc biệt phái viên chức.”

2. Thời hạn cử biệt phái không quá 03 năm, trừ một số ngành, lĩnh vực do Chính phủ quy định

3. Viên chức được cử biệt phái phải chịu sự phân công công tác và quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến.

4. Trong thời gian biệt phái, đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm bảo đảm tiền lương và các quyền lợi khác của viên chức.

5. Viên chức được cử biệt phái đến miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.

6. Hết thời hạn biệt phái, viên chức trở về đơn vị cũ công tác. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm tiếp nhận và bố trí việc làm cho viên chức hết thời hạn biệt phái phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức.

7. Không thực hiện biệt phái viên chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.”

Như vậy, việc bạn bị chuyển từ trường mầm non cũ tại xóm Liên Sơn, xã Thuần Thiện, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh sang trường mầm non Phúc Lộc thuộc xã Thuần Thiện, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh thuộc trường hợp biệt phái viên chức theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật viên chức 2010. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lí đơn vị sự nghiệp công lập sẽ có thẩm quyền ra quyết định biệt phái đối với viên chức.Do đó trong trường hợp này hiệu trưởng tiến hành biệt phái với bạn sang công tác tại trường mầm non Phúc Lộc là hoàn toàn đúng thẩm quyền. Đồng thời, viên chức được biệt phái phải chịu sự phân công công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến nên trong trường hợp này bạn phải chấp nhận sự phân công công tác đến giảng dạy tại trường mầm non Phúc lộc của hiệu trưởng.Thời hạn biệt phái không quá 03 năm, ngoại trừ một số ngành, lĩnh vực do Chính phủ quy định. Khi hết thời hạn biệt phái bạn sẽ được trở về trường mầm non cũ để công tác theo quy định tại Điều 36 Luật viên chức 2010.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.