Bình đẳng giới giữa bé trai và bé gái trong gia đình

Ngày gửi: 12/02/2018 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL35006

Câu hỏi:

Bình đẳng giới giữa bé trai và bé gái trong gia đình. Quy định của pháp luật về vấn đề bình đẳng giới trong gia đình.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Bình đẳng giới giữa bé trai và bé gái trong gia đình. Quy định của pháp luật về vấn đề bình đẳng giới trong gia đình.


Bình đẳng giới giữa trẻ em trai và trẻ em gái là một trong những nội dung chính của bình đẳng giới  trong gia đình. Khoản 3 điều 5 Luật bình đẳng giới quy định: “Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó”.

Từ đây ta có thể hiểu bình đẳng giới giữa trẻ em trai và trẻ em gái trong gia đình sẽ bao gồm những nội dung cơ bản như sau:

Bình đẳng về quyền được sống; tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự

Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em số 25/2004/QH11 tại Điều 14 có quy định: “Trẻ em được gia đình, nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự”. Như vậy khi trẻ được sinh ra – không phân biệt là trai hay gái – đều có quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng, thân thể, danh dự và nhân phẩm. Gia đình phải áp dụng các biện pháp thích hợp để bảo vệ cả trẻ em trai và trẻ em gái khỏi mọi hình thức bạo lực về thể xác hoặc tinh thần; không phân biệt đối xử, gây tổn thương hay xúc phạm, ngược đãi trẻ em.

Bình đẳng về quyền được chăm sóc và nuôi dưỡng

Điều 12 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 quy định: “Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức”. Người chịu trách nhiệm đảm bảo trực tiếp quyền này cho trẻ em chính là cha mẹ, người giám hộ. Trẻ em – bất kể là trẻ em trai hay gái, tàn tật hay bình thường – có quyền được hưởng ngang nhau sự quan tâm, chăm sóc của cha mẹ và những người thân trong gia đình. Trong gia đình, con trai và con gái đều có phải được tạo mọi điều kiện tốt nhất để phát triển, được chăm lo dinh dưỡng đầy đủ,… tùy thuộc vào khả năng tài chính mà gia đình có; các thành viên trong gia đình phải gương mẫu về mọi mặt cho trẻ noi theo.

Bình đẳng về quyền được học tập

Điều 33 Luật Bình đẳng giới 2006 quy định một trong những trách nhiệm của gia đình là “Đối xử công bằng, tạo cơ hội như nhau giữa con trai, con gái trong học tập, lao động và tham gia các hoạt động khác”. Sự quan tâm, giáo dục của gia đình đối với trẻ em là điều kiện quan trọng giúp mỗi con người hòa nhập vào cộng đồng và xã hội, thích ứng với đòi hỏi về nghề nghiệp, đạo đức, vốn sống của mỗi con người; sự quan tâm của họ đối với trẻ em còn giúp cho con cái tránh những tệ nạn xã hội nảy sinh. Bởi thế, trẻ em cần phải được cha mẹ tạo điều kiện được học tập đầy đủ, giữa trẻ em trai và trẻ em gái bình đẳng với nhau về độ tuổi đi học. Hiện nay Điều 16 Luật bảo vê, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004 quy định: trẻ em học tiểu học trong các cơ sở công lập không phải đóng học phí. Điều này thể hiện trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo bình đẳng về học tập giữa trẻ em trai và trẻ em gái, giữa trẻ em nông thôn, vùng dân tộc thiểu số với trẻ em thành thị.

Bình đẳng trong các công việc gia đình

Điều 18 Luật bình đẳng giới quy định: các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình. Do vậy, con trai, con gái đều có trách nhiệm trong các công việc gia đình tùy theo điều kiện sức khỏe, thời gian và khả năng của mỗi người. Không được bắt các trẻ em gái phải làm các công việc gia đình vì nghĩ rằng việc nhà là của phụ nữ trong khi trẻ em trai được nghỉ ngơi, không phải làm việc. Ngoài ra, có nhiều trường hợp dù trẻ đang đi học nhưng vẫn tham gia làm việc cùng gia đình để trực tiếp tạo ra thu nhập; do đó giữa trẻ em trai và trẻ em gái còn phải bình đẳng với nhau về tiền lương mà chúng được hưởng với cùng một thời gian, khối lượng công việc như nhau.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155

Trẻ em rất dễ bị tổn thương bởi những hành động, thái độ của người lớn, đặc biệt là của những người trong gia đình. Bởi vậy nên mọi thành viên trong gia đình cần phải đối xử bình đẳng  giữa trẻ em trai và trẻ em gái về mọi mặt trong cuộc sống gia đình cũng như là xã hội. Đây không chỉ là quyền của các em mà còn là trách nhiệm của các bậc cha mẹ, của những người trưởng thành.

Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:

– Quy định của pháp luật về biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới

– Xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình

– Pháp luật quy định thế nào là bình đẳng giới?

Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 024.6294.9155  hoặc gửi thư về địa chỉ email: info@hethongphapluat.com.

——————————————————–

– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại

– Tư vấn luật hôn nhân gia đình trực tuyến miễn phí qua điện thoại

– Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.