Các hình thức xử lý kỷ luật công chức?

Ngày gửi: 17/01/2020 lúc 11:31:12

Mã số: HTPL34425

Câu hỏi:

Chào luật sư! Trong Luật cán bộ, công chức 2008 câu hỏi liên quan đến quan điểm về hình thức nào nặng nhất trong các hình thức kỷ luật đối với công chức? Theo anh (chị) hình thức kỷ luật nào là nặng nhất, vì sao?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

1. Căn cứ pháp lý

 – Luật cán bộ, công chức 2008;

– Nghị định 34/2011/NĐ-CP.

2. Nội dung tư vấn:

Căn cứ khoản 1 Điều 79 Luật cán bộ, công chức 2008 quy định các hình thức xử lý kỷ luật công chức bao gồm:

– Cảnh cáo;

– Hạ bậc lương;

– Giáng chức;

– Cách chức;

– Buộc thôi việc.  

Trong đó, khiển trách, cảnh cáo là hai hình thức xử lý nhẹ nhất và chỉ mang tính chất nhắc nhở. 

Căn cứ Điều 9 Nghị định 34/2011/NĐ-CP thì khiển trách được sử dụng trong các trường hợp sau: 

– Không thực hiện nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính đáng;

– Gây mất đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;

– Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 03 đến dưới 05 ngày làm việc trong một tháng;

– Sử dụng tài sản công trái pháp luật;

– Xác nhận giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện;

– Vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức.

Cảnh cáo theo Điều 10 Nghị định 34/2011/NĐ-CP thì cảnh cáo được thực hiện khi: 

– Cấp giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện;

– Sử dụng thông tin, tài liệu của cơ quan, tổ chức, đơn vị để vụ lợi;

– Không chấp hành quyết định điều động, phân công công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền;

– Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tham gia đào tạo, bồi dưỡng; được dự thi nâng ngạch công chức;

– Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 05 đến dưới 07 ngày làm việc trong một tháng;

– Sử dụng trái phép chất ma túy bị cơ quan công an thông báo về cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức đang công tác;

– Bị phạt tù cho hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý;

Chế độ nghỉ hưu, hưu trí đối với cán bộ, công chức, viên chức

– Vi phạm ở mức độ nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức nhưng đã thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật.

Hạ bậc lương là hình thức xử lý nặng hơn vì ảnh hưởng đến quyền lợi của công chức.

Giáng chức, cách chức là hai hình thức xử lý kỷ luật với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. 

Buộc thôi việc là hình thức xử lý kỳ luật nặng nhất được áp dụng với công chức quản lý và công chức không giữ chức vụ quản lý. Bởi đây là hình thức buộc công chức không làm việc trong cơ quan nhà nước. Hình thức này được áp dụng theo Điều 14 Nghị định 34/2011/NĐ-CP khi:

Bị phạt tù mà không được hưởng án treo;

Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;

Nghiện ma túy có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền;

Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 07 ngày làm việc trở lên trong một tháng hoặc từ 20 ngày làm việc trở lên trong một năm mà đã được cơ quan sử dụng công chức thông báo bằng văn bản 03 lần liên tiếp;

>>> Luật sư tư vấn pháp luật hình thức xử lys kỷ luật công chức: 024.6294.9155

Vi phạm ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.