Các quy định về đình công theo Bộ luật lao động 2012
Ngày gửi: 15/01/2020 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Các quy định về vấn đề đình công theo Bộ luật lao động 2012. Thế nào là đình công bất hợp pháp?Đình công là một quyền lợi của người lao động, tuy nhiên không phải cuộc đình công nào cũng là hợp pháp. Theo quy định của Bộ luật lao động 2012 các vấn đề về đình công được quy định như sau:
Thứ nhất: Đình công là gì? Khi nào được phép đình công
– Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
– Việc đình công chỉ được tiến hành đối với các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích và sau thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 206 của Bộ luật lao động.
“Điều 206 Bộ luật lao động 2012:
…
3. Sau thời hạn 05 ngày, kể từ ngày Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải thành mà một trong các bên không thực hiện thỏa thuận đã đạt được thì tập thể lao động có quyền tiến hành các thủ tục để đình công.
Trong trường hợp Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải không thành thì sau thời hạn 03 ngày, tập thể lao động có quyền tiến hành các thủ tục để đình công.”
Thứ hai: Đình công trái pháp luật. Những trường hợp đình công bất hợp pháp quy định tại Điều 215 Bộ luật lao động bao gồm:
– Tổ chức cho những người lao động không cùng làm việc cho một người sử dụng lao động đình công.
– Khi vụ việc tranh chấp lao động tập thể chưa được hoặc đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân giải quyết theo quy định của Bộ luật này.
– Tiến hành tại doanh nghiệp không được đình công thuộc danh mục do Chính phủ quy định.
– Khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công.
Thứ ba: Tổ chức và lãnh đạo đình công
– Ở nơi có tổ chức công đoàn cơ sở thì đình công phải do Ban chấp hành công đoàn cơ sở tổ chức và lãnh đạo.
– Ở nơi chưa có tổ chức công đoàn cơ sở thì đình công do tổ chức công đoàn cấp trên tổ chức và lãnh đạo theo đề nghị của người lao động.
– Lấy ý kiến tập thể lao động.
– Ra quyết định đình công.
– Tiến hành đình công.
Thứ năm: Quyền lợi hợp pháp của người lao động trong thời gian đình công
– Đối với người lao động không tham gia đình công nhưng phải ngừng việc vì lý do đình công thì được trả lương ngừng việc theo quy định tại khoản 2 Điều 98 của Bộ luật lao động 2012 và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật về lao động.
– Đối với người lao động tham gia đình công không được trả lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp hai bên có thoả thuận khác.
Thứ sáu: Các hành vi bị cấm. Căn cứ vào Điều 219 Bộ luật lao động, các hành vi bị cấm trước, trong và sau quá trình đình công bao gồm:
Điều kiện đình công theo Bộ luật Lao động 2012– Cản trở việc thực hiện quyền đình công hoặc kích động, lôi kéo, ép buộc người lao động đình công; cản trở người lao động không tham gia đình công đi làm việc.
– Dùng bạo lực; hủy hoại máy, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155
– Xâm phạm trật tự, an toàn công cộng.
– Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động, người lãnh đạo đình công hoặc điều động người lao động, người lãnh đạo đình công sang làm công việc khác, đi làm việc ở nơi khác vì lý do chuẩn bị đình công hoặc tham gia đình công.
– Trù dập, trả thù người lao động tham gia đình công, người lãnh đạo đình công.
– Lợi dụng đình công để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật khác.
Mức lương tối thiểu theo quy định của Bộ luật lao động 2012Thứ 7: Xử lý cuộc đình công vi phạm trình tự, thủ tục. Việc xử lý cuộc đình công vi phạm trình tự, thủ tục quy định tại Điều 212 và 213 của Bộ luât lao động bao gồm hai bước sau:
Bước 1: Chủ tịch UBND cấp tỉnh ra quyết định tuyên bố cuộc đình công vi phạm trình tự, thủ tục và thông báo ngay cho Chủ tịch UBND huyện khi việc tổ chức và lãnh đạo đình công vi phạm trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được thông báo của Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Chủ tịch UBND huyện chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về lao động, công đoàn cùng cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp gặp gỡ người sử dụng lao động và Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên để nghe ý kiến và hỗ trợ các bên tìm biện pháp giải quyết, đưa hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại bình thường.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:
– Mối quan hệ giữa tranh chấp lao động và đình công
– Quy định về quyền lợi của người lao động trong thời gian đình công
– Điều kiện đình công theo Bộ luật Lao động 2012
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 024.6294.9155 hoặc gửi thư về địa chỉ email: info@hethongphapluat.com.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:
– Tư vấn luật dân sự trực tuyến miễn phí qua điện thoại
– Tư vấn pháp luật doanh nghiệp miễn phí qua tổng đài
– Tư vấn luật lao động miễn phí qua điện thoại
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam