Cấu thành tội phạm của tội chiếm giữ trái phép tài sản
Ngày gửi: 14/01/2020 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Cấu thành tội phạm của tội chiếm giữ trái phép tài sảnChiếm giữ trái phép tài sản là hành vi cố tình không trả lại tài sản cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao cho cơ quan có trách nhiệm về tài sản bị giao nhầm, do tìm được, bắt được sau khi đã có yêu cầu nhận lại tài sản đó.
Tội chiếm giữ tài sản được quy định tại Điều 141 BLHS là tội phạm được nhập từ tội chiếm giữ trái phép tài sản của công dân quy định tại Điều 159 và tội chiếm giữ trái phép tài sản xã hội chủ nghĩa quy định tại Điều 136 BLHS năm 1985. So với BLHS năm 1985 thì Điều 141 BLHS nói chung nặng hơn quy định của BLHS năm 1985 về tội phạm này. Điều 141 BLHS có nhiều quy định mới hơn, đặc biệt trong cấu thành cơ bản, nhiều nhà làm luật quy định giá trị tài sản bị chiếm giữ trái phép làm ranh giới giữa hành vi được coi là tội phạm với hành vi không coi là tội phạm, đồng thời quy định một số loại tài sản là cổ vật hoặc có giá trị lịch sử, văn hóa là đối tượng phạm tội mà không cần xác định giá trị của tài sản đó. Hình phạt bổ sung cũng được quy định ngay trong Điều luật.
- Chủ thể của tội phạm
Đối với tội chiếm giữ trái phép tài sản, chủ thể của tội phạm cũng tương tự như đối với tội xâm phạm sở hữu khác. Tuy nhiên, người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này, vì tội phạm này có 2 khoản nhưng không có trường hợp nào quy định là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
2. Khách thể của tội phạm
Khách thể của tội chiếm giữ trái phép tài sản cũng tương tự như các tội có tính chất chiếm đoạt khác, nhưng tội chiếm giữ trái phép tài sản, không xâm phạm đến quan hệ nhân thân mà chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu, đây cũng là một điểm khác với các tội có tính chất chiếm đoạt như cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản. Đặc điểm này được thể hiện trong cấu thành tội chiếm giữ trái phép tài sản không quy định thiệt hại về tính mạng, sức khỏe là tình tiết định khung hình phạt. Vì vậy, nếu sau khi đã chiếm giữ được tài sản, người phạm tội bị đòi lại tài sản mà có hành vi dùng vũ lực, gây chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì tùy từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội còn phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người hoặc tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
3. Mặt khách quan của tội phạm
- Hành vi khách quan
Trước hết người phạm tội có được tài sản là do bị giao nhầm, do mình tìm được hoặc bắt được (nhặt được).
Trong trường hợp bị giao nhầm, cần xác định người phạm tội hoàn toàn không có thủ đoạn nào để bên giao tài sản tưởng nhầm mà giao tài sản cho mình. Nếu người phạm tội có thủ đoạn gian dối để bên giao tài sản nhầm giao tài sản cho mình thì không phải là bị giao nhầm mà là lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trường hợp tìm được tài sản, trong một số trường hợp cần xác định tài sản mà người phạm tội tìm được là việc tìm kiếm trái phép, nếu việc tìm kiếm đó được phép hoặc Nhà nước không cấm thì tài sản tìm được thuộc quyền sở hữu của người tìm được. Ví dụ đào được vàng trong bãi đào vàng Nhà nước không quản lý hoặc người đào vàng đã được cấp giấy phép.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155
Không trả lại tài sản cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp là hành vi cố tình giữ tài sản do bị giao nhầm, do tìm được hoặc bắt được khi đã có yêu cầu của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản. Có thể người phạm tội thừa nhận tìm được bắt được nhưng cho rằng tài sản đó thuộc sở hữu của mình, nhưng cũng có thể không thừa nhận là mình đã được giao nhầm, đã tìm được hoặc bắt được, nhất là trường hợp được giao nhầm.
Yêu cầu nhận lại tài sản bị giao nhầm, do người phạm tội tìm được hoặc bắt được là yêu cầu của chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản. Nếu chưa có yêu cầu nhận lại tài sản hoặc yêu cầu đó không phải của chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản thì chưa cấu thành tội phạm này.
- Hậu quả
Hậu quả của tội phạm này là tài sản bị giao nhầm, bị mất, bị rơi không thu hồi được. Tuy nhiên nếu là tài sản bình thường không phải cổ vật, vật có giá trị lịch sử, văn hóa thì phải có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên thì mới cấu thành tội phạm này.
Nếu tài sản là cổ vật, vật có giá trị lịch sử, văn hóa thì không cần phải có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên vẫn bị coi là tội phạm.
4. Mặt chủ quan của tội phạm
Người phạm tội thấy trước hành vi chiếm giữ trái phép tài sản là trái pháp luật, thấy trước việc không trả lại tài sản làm chủ tài sản bị mất quyền sở hữu tài sản, người phạm tội mong muốn chiếm đoạt tài sản nên sau khi nhận được yêu cầu hoàn trả đã có ý không hoàn trả.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:
– Tội sử dụng tài sản trái phép
– Tội sử dụng trái phép tài sản
– Người sử dụng lao động chiếm giữ trái phép tài sản của người lao động
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 024.6294.9155 hoặc gửi thư về địa chỉ email: info@hethongphapluat.com.
——————————————————–
Các biện pháp phòng ngừa tội phạmTHAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:
– Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại
– Tư vấn luật lao động miễn phí qua điện thoại
– Luật sư tư vấn luật trực tuyến qua điện thoại
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam