Cấu thành tội phạm, mức hình phạt tù đối với tội trốn thuế
Ngày gửi: 08/05/2020 lúc 11:31:12
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Hoạt động của một doanh nghiệp được thông qua người đại diện theo pháp luật. Người đại diện theo pháp luật sẽ nhân danh và vì lợi ích của doanh nghiệp xác lập, thực hiện các giao dịch thể hiện mối quan hệ với các chủ thể trong doanh nghiệp (như với các thành viên, cổ đông góp vốn) hoặc với các chủ thể khác bên ngoài doanh nghiệp (đối tác, khách hàng, cơ quan quản lý nhà nước…). Trong suốt quá trình hoạt động, từ khi thành lập đến khi giải thể hoặc tuyên bố phá sản hay sáp nhập, chia, tách, doanh nghiệp người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm.
Điều 13 Luật doanh nghiệp 2014 quy định:
“Điều 13. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật….”
Trường hợp mẹ bạn đứng tên là người đại diện theo pháp luật của công ty, các chứng từ công ty đều do mẹ bạn ký kết, thì mẹ bạn phải chịu trách nhiệm đối với những chứng từ mà mẹ bạn đã ký theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp bị coi là trốn thuế trong các trường hợp được quy định tại Điều 13 Thông tư 166/2013/TT-BTC:
– Doanh nghiệp không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của Luật quản lý thuế.
– Doanh nghiệp không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp; không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán.
– Doanh nghiệp sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế để làm giảm số tiền thuế phải nộp, tăng số tiền thuế được miễn hoặc giảm, tăng số tiền thuế được khấu trừ hoặc được hoàn.
– Doanh nghiệp sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp trong các trường hợp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn; khai sai căn cứ tính thuế phát sinh số thuế trốn, số thuế gian lận.
– Doanh nghiệp kê khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu sai với thực tế mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan trong thời gian 60 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.
– Doanh nghiệp cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; cấu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa nhằm mục đích trốn thuế; sử dụng hàng hóa được miễn thuế không đúng với mục đích quy định mà không khai thuế…
Điều 161 Bộ luật Hình sự sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định:
Điều 161. Tội trốn thuế
1. Người nào trốn thuế với số tiền từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm.
2. Phạm tội trốn thuế với số tiền từ ba trăm triệu đồng đến dưới sáu trăm triệu đồng hoặc tái phạm về tội này, thì bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
3. Phạm tội trốn thuế với số tiền từ sáu trăm triệu đồng trở lên hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến ba lần số tiền trốn thuế.
Luật sư tư vấn pháp luật trực người đại diện theo pháp luật:024.6294.9155
Các yếu tố cấu thành Tội trốn thuế:
Khách thể: Xâm phạm đến chính sách thuế của nhà nước, làm thất thu nguồn ngân sách
Hành vi khách quan Thực hiện bằng các thủ đoạn như không đăng ký, kê khai, kê khai gian dối, lập hóa đơn chứng từ giả, làm giả sổ sách kế toán… với mục đích không phải nộp thuế và nộp thuế thấp hơn. Hành vi trốn thuế nói trên chỉ bị coi là tội phạm khi số tiền trốn thuế từ 100 triệu đồng trở lên hoặc dưới 100 triệu đồng nhưng người trốn thuế đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã bị kết án và chưa được xóa án tích
Chủ thể: người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.
Lỗi: Hành vi trốn thuế là lỗi cố ý. Người phạm tội biết rõ đây là hành vi trái pháp luật nhưng vẫn thực hiện
Khi có đủ tất cả các yêu tố trên, mẹ bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trốn thuế.
Nếu trong trường hợp mẹ bạn không có mục đích trốn thuế, thực hiện với lỗi vô ý thì trong trường hợp này không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi trốn thuế.
Nếu mọi hành vi và mục đích trốn thuế do người A thực hiện thì người A có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi trốn thuế. Nếu mẹ bạn biết rõ người A trốn thuế nhưng vẫn giúp sức, thì mẹ bạn cũng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tư cách đồng phạm. Tùy vào tính chất, mức độ của hành vi mà sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các mức độ khác nhau.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam