Cấu thành tội phạm, mức phạt tù đối với tội huỷ hoại tài sản

Ngày gửi: 07/05/2020 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL42061

Câu hỏi:

Chào Luật sư! Gia đình ông A đánh chết con nghé nhà cô B. Nhà cô B đã làm đơn lên công an xã và huyện nhưng không được giải quyết vì không đủ chứng cứ, nhà cô B cũng không nhìn thấy nhà ông A đánh chết con nghé. Tuy nhiên, gia đình ông A không nói bồi thường mà chỉ nói hỗ trợ 2 triệu đồng cho nhà cô B nhưng cô B không nhận số tiền đó. Vậy giờ cô B cần làm gì để đòi lại quyền lợi của mình? Cảm ơn Luật sư!

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Con người, để giải tỏa nỗi tức giận, bực bội của mình vì mâu thuẫn, vì bất đồng quan điểm sống hay chỉ vì những lý do cá nhân nhỏ nhặt mà không chỉ làm tổn thương người khác về mặt tinh thần, xâm phạm thân thể, sức khỏe mà còn có những hành vi đập phá, hủy hoại tài sản của người khác. Cũng giống như các quyền nhân thân khác của con người, pháp luật cũng có những quy định nhằm bảo vệ tài sản của mỗi cá nhân – sự thể hiện của thành quả lao động, công sức tạo lập của mỗi cá nhân.

Chính bởi vậy, khi một người có hành vi hủy hoại tài sản của người khác thì họ sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, thậm chí có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hủy hoại tài sản. Vậy hiểu như thế nào về tội hủy hoại tài sản của người khác. Để giải quyết về vấn đề này, trong phạm vi bài viết này, đôi ngũ luật sư và chuyên viên Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam sẽ đề cập đến cấu thành tội phạm cũng như mức phạt tù của Tội hủy hoại tài sản của người khác.

Hiện nay, theo quy định của pháp luật hiện hành, quy định về Tội hủy hoại tài sản của người khác được quy định cụ thể trong Bộ luật hình sự năm 2015, và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự 2015. Cụ thể như sau:

1. Cấu thành tội phạm của Tội hủy hoại tài sản của người khác

Trước hết, mặc dù trong quy định của các văn bản pháp luật không có quy định cụ thể về khái niệm “cấu thành tội phạm”, tuy nhiên dựa trên lý luận chung có thể hiểu “cấu thành tội phạm” được hiểu là tổng hợp tất cả những dấu hiệu pháp lý, phản ánh đặc trưng của một tội phạm, là cơ sở để phân biệt tội phạm này với những tội phạm khác. Cấu thành tội phạm thường được thể hiện thông qua 4 yếu tố cơ bản: Mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể và khách thể.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155

Đối với Tội hủy hoại tài sản của người khác, khi xác định các yếu tố cấu thành của tội phạm của tội này cần xem xét quy định tại Điều 178 Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi bởi khoản 36 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự 2015. Cụ thể, cấu thành tội phạm của Tội hủy hoại tài sản của người khác được xác định cụ thể như sau:

  • Về mặt khách quan của Tội hủy hoại tài sản.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.