Cấu thành tội phạm, mức phạt tù đối với tội vô ý làm chết người

Ngày gửi: 08/05/2020 lúc 11:31:12

Mã số: HTPL42016

Câu hỏi:

A và B đứng đợi xe, khi xe tới cua gấp và lao vào thẳng hai người, thấy nguy hiểm có thể tới, A theo phản xạ nhảy tránh ra, đồng thời đẩy B theo. Khi ấy xe cũng kịp thời dừng chỗ đón khách. Nhưng hành động đẩy B theo của A đã vô tình gây tổn hại cho B, dẫn tới B tử vong. Với mục đích cứu người nhưng đã gây ra hậu quả nghiêm trọng. Ở đây A có thuộc trường hợp tình thế cấp thiết không? Hay A bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vô ý làm chết người; tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khẻo cho người khác. Kính mong luật sư tư vấn giúp!

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Điều 16 Bộ luật hình sự 1999 quy định tình thế cấp thiết như sau:

“1. Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe doạ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

Hành  vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.

2. Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự.”

Như vậy, để được coi là tình thế cấp thiết thì phải đảm bảo các yếu tố sau:

– Có sự nguy hiểm đang đe dọa gây ra thiệt hại ngay tức khắc: sự nguy hiểm đang đe dọa gây ra thiệt hại có thể phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau và phải diễn ra ngay tức khắc; nếu sự nguy hiểm đó chưa xảy ra hoặc đã kết thúc thì không được coi là gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết.

– Sự nguy hiểm đang đe dọa phải là sự nguy hiểm thực tế.

– Việc gây thiệt hại để tránh một thiệt hại khác là sự lựa chọn duy nhất.

– Thiệt hại gây ra phải nhỏ hơn thiệt hại muốn tránh: thiệt hại do người có hành vi trong tình thế chấp thiết phải là thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại muốn tránh; việc xem xét đánh giá để so sánh mức độ thiệt hại cần phải xem xét một cách khách quan và toàn diện.

Luật sư tư vấn tội vô ý làm chết người qua tổng đài:024.6294.9155

Theo thông tin bạn cung cấp, A và B đứng đợi xe, khi xe tới cua gấp và lao thẳng vào A và B, thấy nguy hiểm có thể tới, A theo phản xạ nhảy tránh đồng thời đẩy B, nhằm mục đích tránh gây thiệt hại tính mạng, sức khỏe cho B, nhưng trên thực tế lại gây thiệt hại cho B dẫn đến B tử vong; thiệt hại ở đây là thiệt hại về tính mạng, bằng hoặc lớn hơn thiệt hại ban đầu mà A muốn tránh, vì vậy, trong trường hợp này, A phải chịu trách nhiệm hình sự Tội vô ý làm chết người theo quy định tại Điều 98 Bộ luật hình sự 1999:

“1. Người nào vô ý làm chết người thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội làm chết nhiều người thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.”

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.