Cấu thành tội xâm phạm mổ mả
Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
1. Căn cứ pháp lý
– Bộ luật hình sự 1999
2. Nội dung tư vấn
Theo thông tin bạn cung cấp, bên bạn là nhà thầu nhận thầu sửa chữa nâng cấp nghĩa trang liệt sĩ xã, có biên bản hợp đồng, có biên bản bàn giao mặt bằng để thi công, thi công theo dự toán thiết kế đã được phê duyệt.
Do chủ đầu tư không mời phía thân nhân liệt sĩ họp và có chữ ký đồng ý là lỗi của bên phía chủ dự án đầu án, tuy nhiên đơn vị thi công là đơn vị của bạn. Khi chưa giải quyết xong các vấn đề liên quan đến việc di dời mổ mả mà đơn vị bạn vẫn thực hiện thì người thực hiện hành vi xâm phạm mổ mả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội xâm phạm mồ mả theo quy định tại Điều 246 Bộ luật hình sự 1999 như sau:
2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.”
* Các hành vi được coi là xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt gồm:
– Người có hành vi cho dù là với bất kì mục đích gì mà xâm phạm trực tiếp đến xác, hài cốt, tro hài cốt của người chết, xâm phạm đến sự nguyên dạng của xác, hài cốt, tro hài cốt hoặc làm hao hụt hài cốt, tro hài cốt đã mai táng thì hành vi đó là hành vi xâm phạm mồ mả;
– Người có hành vi di chuyển vị trí chôn cất xác, hài cốt, tro hài cốt của cá nhân trái với ý chí của những người thân thích của những người chết (trừ trường hợp phải di rời mồ mả theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền);
– Người có hành vi thay đổi tấm bia ghi tên người chết có xác, hài cốt, tro hài cốt dưới mộ gây ra sự nhầm lẫn với người thân thích của người chết đó;
– Người có hành vi san phẳng mồ mả của người chết, làm mất dấu tích của ngôi mộ, khiến không thể phát hiện được vị trí của ngôi mộ đó.
Khi xác định hành vi xâm phạm mồ mả còn cần hiểu theo nghĩa rộng là hành vi xâm phạm đến không gian (phạm vi), hình dáng, tường rào bao bọc xung quanh ngôi mộ. Bởi vị trí ngôi mộ được xây dựng có mối liên hệ hữu cơ với mục đích giữ gìn, bảo vệ xác, hài cốt, tro hài cốt của người có ngôi mộ đó, do vậy mọi hành vi làm biến dạng kiến trúc liên quan đến mục đích bảo vệ người đã chết được nguyên vẹn, đều bị coi là hành vi xâm phạm mồ mả.
* Khách thể: Quan hệ nhân thân, quan hệ sở hữu tài sản của người khác.
* Mặt chủ quan: Lỗi cố ý.
Nếu người trực tiếp thi công xâm phạm mồ mả liệt sĩ và thỏa mãn các cấu thành tội phạm trên thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội xâm phạm mồ mả theo quy định trên.
Trong quá trình điều tra, lấy lời khai, doanh nghiệp bạn nên trình bày rõ nguyên nhân từ phía chủ đầu tư trong quá trình lấy thông tin ban đầu, không phải do bên bạn tự ý vào sửa chữa để có thể chứng minh lỗi này không phải là lỗi cố ý từ phía bên bạn.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam