Chế độ chính sách ưu đãi xã hội đối với thương binh mới nhất

Ngày gửi: 19/11/2020 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL38461

Câu hỏi:

Thương binh là những người thuộc lực lượng vũ trang, bao gồm quân nhân, công an nhân dân, do chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong kháng chiến.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015, Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng ngày 29 tháng 6 năm 2005. Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Chính phủ ban hành Nghị định quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng. Bài viết sau đây xin chia sẻ các quy định của pháp luật về chế độ chính sách ưu đãi xã hội đối với thương binh mới nhất nhằm giúp người có công với cách mạng nắm bắt, tìm hiểu pháp luật để bảo đảm tối đa quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.

1. Cách xác định thương binh, người hưởng chính sách như thương binh và thương binh loại B

Căn cứ theo Pháp lệnh ngày 16 tháng 7 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, Nghị quyết số 70/2018/QH14 ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2019. Điều 19 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2005, điều này được sửa đổi bởi Khoản 12 Điều 1 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng sửa đổi 2012.

”Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng:

12. Điều 19 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 19

1. Thương binh là quân nhân, công an nhân dân bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên, được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận thương binh” và “Huy hiệu thương binh” thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu;

b) Bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh, để lại thương tích thực thể;

c) Làm nghĩa vụ quốc tế;

d) Đấu tranh chống tội phạm;

e) Làm nhiệm vụ quốc phòng an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;

g) Khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm quyền giao;

h) Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm.

2. Người hưởng chính sách như thương binh là người không phải là quân nhân, công an nhân dân, bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21 % trở lên thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này được cơ quan có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh”.

3. Thương binh loại B là quân nhân, công an nhân dân bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên trong khi tập luyện, công tác đã được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993.

4. Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh và thương binh loại B quy định tại Điều này được gọi chung là thương binh.

5. Thương binh có vết thương đặc biệt tái phát được khám và giám định lại tỷ lệ suy giảm khả năng lao động theo quy định của Chính phủ.

– Trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng căn cứ vào mức độ suy giảm khả năng lao động và loại thương binh;

– Bảo hiểm y tế; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình căn cứ vào thương tật của từng người và khả năng của Nhà nước;

– Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần; trường hợp thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên được dưỡng phục hồi sức khỏe hàng năm;

– Được hưởng chế độ ưu tiên, hỗ trợ quy định tại khoản 5 Điều 4 của Pháp lệnh này; căn cứ vào thương tật và trình độ nghề nghiệp được tạo điều kiện làm việc trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động;

– Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, vay vốn ưu đãi để sản xuất, được miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ về nhà ở quy định tại khoản 4 Điều 4 của Pháp lệnh này."

3. Chế độ ưu đãi đối với thương binh khi còn sống và với thân nhân khi thương binh chết

Theo Điều 21 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2005, điều này được sửa đổi bởi Khoản 14 Điều 1 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng sửa đổi 2012. Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng: 14. Điều 21 được sửa đổi, bổ sung như sau: Điều 21:

Thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên sống ở gia đình được trợ cấp người phục vụ. Người phục vụ thương binh quy định tại khoản này được Nhà nước mua bảo hiểm y tế.

Thương binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được Nhà nước mua bảo hiểm y tế cho cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng.

Khi thương binh chết thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí, thân nhân được hưởng một khoản trợ cấp.

Thương binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất như sau: Cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ; con dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng; Cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ sống cô đơn không nơi nương tựa; con mồ côi cả cha mẹ dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng và trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng.

Con của thương binh được hưởng chế độ ưu tiên, hỗ trợ quy định tại khoản 5 Điều 4 của Pháp lệnh này.

Điều này được hướng dẫn bởi Điều 31, Điều 32 Nghị định 31/2013/NĐ-CP, căn cứ Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005; Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16 tháng 7 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng; Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.

”Điều 31. Chế độ ưu đãi

1. Thương binh suy giảm khả năng lao động do thương tật từ 81% trở lên được hưởng phụ cấp hàng tháng.

Trường hợp có vết thương đặc biệt nặng: Cụt hoặc liệt hoàn toàn hai chi trở lên; mù hai mắt; tâm thần nặng dẫn đến không tự lực được trong sinh hoạt hưởng phụ cấp đặc biệt hàng tháng. Thương binh hưởng phụ cấp đặc biệt hàng tháng thì không hưởng phụ cấp hàng tháng.

2. Thương binh suy giảm khả năng lao động do thương tật từ 81% trở lên song ở gia đình được trợ cấp người phục vụ.

3. Người bị thương được Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận suy giảm khả năng lao động do thương tật từ 5% đến dưới 21% được hưởng trợ cấp một lần.

4. Thời điểm hưởng:

a) Đối với người bị thương từ ngày Pháp lệnh có hiệu lực thì được hưởng trợ cấp hàng tháng từ tháng liền kề khi bị thương;

b) Đối với người bị thương trước ngày Pháp lệnh có hiệu lực thì được hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.

5. Đối với thương binh đồng thời là bệnh binh:

a) Trường hợp đã giám định tách riêng tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật và tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật thì được hưởng đồng thời trợ cấp thương binh và trợ cấp bệnh binh. Thời điểm hưởng thêm một chế độ trợ cấp được tính từ ngày Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ra quyết định trợ cấp.

b) Trường hợp đã giám định gộp tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật và tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật:"

Được hưởng đồng thời trợ cấp thương binh và trợ cấp bệnh binh nếu có thời gian công tác liên tục trong quân đội, công an từ đủ 15 năm trở lên hoặc chưa đủ 15 năm công tác liên tục trong quân đội, công an nhưng cộng thời gian công tác thực tế trước đó có đủ 20 năm trở lên.

Được hưởng đồng thời trợ cấp thương binh và trợ cấp bệnh binh nếu sau khi đã trừ tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật mà tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật còn từ 41% trở lên, mức trợ cấp được hưởng theo tỷ lệ suy giảm khả năng lao động đã trừ.

Được chọn hưởng một trong hai chế độ trợ cấp nếu sau khi đã trừ tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật mà tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật còn dưới 41%.

Thời điểm hưởng thêm một chế độ trợ cấp được tính từ ngày Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ra quyết định trợ cấp.”

Căn cứ theo Điều 32. Chế độ ưu đãi đối với thân nhân khi thương binh chết

– Khi thương binh chết, người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí; đại diện thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng ba tháng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi.

– Thương binh suy giảm khả năng lao động do thương tật từ 61% trở lên chết, thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng như sau:

Cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ; con dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ tháng liền kề khi thương binh chết;

Con bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng từ nhỏ, sau khi đủ 18 tuổi nếu suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ ngày Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận;

Con bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng sau khi đủ 18 tuổi nếu suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, không có thu nhập hàng tháng hoặc thu nhập hàng tháng thấp hơn 0,6 lần mức chuẩn được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ ngày Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận;

Trường hợp khi thương binh chết mà cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng chưa đủ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng khi đủ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ;

Trường hợp thương binh chết trước ngày 01 tháng 01 năm 2013 thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất như sau:

Đến ngày 01 tháng 01 năm 2013 mà cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng thương binh chưa đủ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng khi đủ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ; trường hợp đã đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, 55 tuổi trở lên đối với nữ thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.

Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 18 tuổi trở lên sống cô đơn không nơi nương tựa hoặc con dưới 18 tuổi mồ côi cả cha mẹ đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng được hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng bằng 0,8 lần mức chuẩn.

– Thương binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên chết do vết thương tái phát được xác nhận là liệt sĩ thì thân nhân được chuyển hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng của thân nhân liệt sĩ. Thời điểm hưởng theo quy định tại Khoản 6 Điều 20 của Nghị định này.

4. Mức hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh

Nghị định 58/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2019 quy định về mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng, có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 8 năm 2019. Mức chuẩn để xác định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng và mức trợ cấp, phụ cấp.

Mức chuẩn để xác định các mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng theo quy định tại Nghị định này là 1.624.000 đồng.

Mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi; đối với người có công với cách mạng bao gồm: Mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; Mức trợ cấp thương tật đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này; Mức trợ cấp thương tật đối với thương binh loại B theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.

PHỤ LỤC II

MỨC TRỢ CẤP THƯƠNG TẬT ĐỐI VỚI THƯƠNG BINH, NGƯỜI HƯỞNG CHÍNH SÁCH NHƯ THƯƠNG BINH

(Kèm theo Quyết định số 58/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ)

Mức chuẩn: 1.624.000 đồng Đơn vị tính: đồng
STT Tỷ lệ suy giảm khả năng lao động Mức trợ cấp STT Tỷ lệ suy giảm khả năng lao động Mức trợ cấp
1 21% 1.094.000 21 41% 2.135.000
2 22% 1.147.000 22 42% 2.186.000
3 23% 1.196.000 23 43% 2.236.000
4 24% 1.249.000 24 44% 2.291.000
5 25% 1.302.000 25 45% 2.343.000
6 26% 1.353.000 26 46% 2.395.000
7 27% 1.404.000 27 47% 2.446.000
8 28% 1.459.000 28 48% 2.498.000
9 29% 1.508.000 29 49% 2.552.000
10 30% 1.562.000 30 50% 2.602.000
11 31% 1.613.000 31 51% 2.656.000
12 32% 1.667.000 32 52% 2.708.000
13 33% 1.718.000 33 53% 2.758.000
14 34% 1.770.000 34 54% 2.811.000
15 35% 1.824.000 35 55% 2.864.000
16 36% 1.874.000 36 56% 2.917.000
17 37% 1.924.000 37 57% 2.966.000
18 38% 1.980.000 38 58% 3.020.000
19 39% 2.032.000 39 59% 3.073.000
20 40% 2.082.000 40 60% 3.124.000
41 61% 3.174.000 61 81% 4.216.000
42 62% 3.229.000 62 82% 4.270.000
43 63% 3.278.000 63 83% 4.322.000
44 64% 3.332.000 64 84% 4.372.000
45 65% 3.383.000 65 85% 4.426.000
46 66% 3.437.000 66 86% 4.476.000
47 67% 3.488.000 67 87% 4.527.000
48 68% 3.541.000 68 88% 4.580.000
49 69% 3.593.000 69 89% 4.635.000
50 70% 3.644.000 70 90% 4.688.000
51 71% 3.694.000 71 91% 4.737.000
52 72% 3.748.000 72 92% 4.788.000
53 73% 3.803.000 73 93% 4.842.000
54 74% 3.853.000 74 94% 4.891.000
55 75% 3.906.000 75 95% 4.947.000
56 76% 3.957.000 76 96% 4.998.000
57 77% 4.009.000 77 97% 5.048.000
58 78% 4.059.000 78 98% 5.102.000
59 79% 4.112.000 79 99% 5.154.000
60 80% 4.164.000 80 100% 5.207.000

PHỤ LỤC III

MỨC TRỢ CẤP THƯƠNG TẬT ĐỐI VỚI THƯƠNG BINH LOẠI B

(Kèm theo Nghị định số 58/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ)

Mức chuẩn: 1.624.000đ Đơn vị tính: đồng
  STT Tỷ lệ suy giảm khả năng lao động Mức trợ cấp STT Tỷ lệ suy giảm khả năng lao động Mức trợ cấp  
  1 21% 904.000 22 42% 1.799.000  
  2 22% 947.000 23 43% 1.842.000  
  3 23% 987.000 24 44% 1.883.000  
  4 24% 1.032.000 25 45% 1.924.000  
  5 25% 1.076.000 26 46% 1.968.000  
  6 26% 1.117.000 27 47% 2.006.000  
  7 27% 1.159.000 28 48% 2.050.000  
  8 28% 1.200.000 29 49% 2.092.000  
  9 29% 1.245.000 30 50% 2.135.000  
  10 30% 1.287.000 31 51% 2.179.000  
  11 31% 1.328.000 32 52% 2.218.000  
  12 32% 1.372.000 33 53% 2.263.000  
  13 33% 1.415.000 34 54% 2.306.000  
  14 34% 1.459.000 35 55% 2.389.000  
  15 35% 1.501.000 36 56% 2.431.000  
  16 36% 1.541.000 37 57% 2.477.000  
  17 37% 1.584.000 38 58% 2.519.000  
  18 38% 1.628.000 39 59% 2.560.000  
  19 39% 1.671.000 40 60% 2.602.000  
  20 40% 1.712.000 41 61% 2.646.000  
  21 41% 1.756.000 42 62% 2.688.000  
  43 63% 2.732.000 62 82% 3.541.000  
  44 64% 2.772.000 63 83% 3.581.000  
  45 65% 2.816.000 64 84% 3.625.000  
  46 66% 2.860.000 65 85% 3.671.000  
  47 67% 2.902.000 66 86% 3.710.000  
  48 68% 2.942.000 67 87% 3.754.000  
  49 69% 2.984.000 68 88% 3.795.000  
  50 70% 3.028.000 69 89% 3.840.000  
  51 71% 3.073.000 70 90% 3.880.000  
  52 72% 3.114.000 71 91% 3.923.000  
  53 73% 3.157.000 72 92% 3.966.000  
  54 74% 3.199.000 73 93% 4.009.000  
  55 75% 3.244.000 74 94% 4.053.000  
  56 76% 3.285.000 75 95% 4.094.000  
  57 77% 3.326.000 76 96% 4.137.000  
  58 78% 3.367.000 77 97% 4.178.000  
  59 79% 3.412.000 78 98% 4.220.000  
  60 80% 3.457.000 79 99% 4.264.000  
  61 81% 3.497.000 80 100% 4.308.000

5. Các văn bản pháp luật đang có hiệu lực thi hành hướng dẫn thực hiện chế độ chính sách ưu đãi xã hội đối với thương binh mới nhất

Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2005

Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng sửa đổi 2012 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành

Văn bản hợp nhất 01/VBHN-VPQH về Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng do Văn phòng Quốc hội ban hành.

Văn bản hợp nhất 02/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng do Văn phòng Quốc hội ban hành.

Nghị định 31/2013/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.

Nghị định 102/2018/NĐ-CP quy định về chế độ hỗ trợ và chế độ đãi ngộ khác đối với người Việt Nam có công với cách mạng, người tham gia kháng chiến, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế đang định cư ở nước ngoài.

Nghị định 58/2019/NĐ-CP quy định về mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng.

Thông tư 02/2019/TT-BLĐTBXH sửa đổi Khoản 2 Điều 9 Thông tư 16/2014/TT-BLĐTBXH hướng dẫn nội dung xác nhận và thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

Thông tư 101/2018/TT-BTC quy định về quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và người trực tiếp tham gia kháng chiến do ngành Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Thông tư liên tịch 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH hướng dẫn khám giám định bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ do Bộ trưởng Bộ Y tế – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành

Thông tư 22/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn điều chỉnh trợ cấp ưu đãi đối với nhóm đối tượng người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được công nhận và đang hưởng trợ cấp trước ngày 01 tháng 9 năm 2012 do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

Thông tư 36/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn hồ sơ, trình tự thủ tục thực hiện chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo đối với người có công với cách mạng và con của họ do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

Thông tư liên tịch 45/2014/TTLT-BYT-BLĐTBXH hướng dẫn giám định thương tật đối với thương binh và người hưởng chính sách như thương binh do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Bộ Y tế ban hành.

Thông tư 16/2014/TT-BLĐTBXH hướng dẫn xác nhận và thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe, cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình đối với người có công với cách mạng và thân nhân; quản lý công trình ghi công liệt sĩ do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Bộ Tài chính ban hành.

Thông tư 214/2013/TT-BQP hướng dẫn công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành.

Thông tư 202/2013/TT-BQP hướng dẫn về trình tự, thủ tục xác nhận; tổ chức thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng thuộc trách nhiệm của Bộ Quốc phòng.

Thông tư liên tịch 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP Hướng dẫn xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh trong chiến tranh không còn giấy tờ do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng ban hành.

Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.