Chế độ phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với các đối tượng nhà giáo
Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Theo quy định tại Điều 1, Điều 2 Nghị định 116/2010/NĐ-CP về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng:
"Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định về phụ cấp thu hút, phụ cấp công tác lâu năm, một số trợ cấp và thanh toán tiền tàu xe đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang (quân đội nhân dân và công an nhân dân) công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
2. Vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại khoản 1 Điều này, bao gồm:
a) Huyện đảo Trường Sa, Hoàng Sa, DK1;
b) Các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
c) Các thôn, buôn, xóm, bản, làng, phum, sóc, ấp,… (gọi chung là thôn) đặc biệt khó khăn theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền."
"Điều 2. Đối tượng áp dụng
Cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm:
1. Cán bộ, công chức, viên chức và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động, kể cả người tập sự, thử việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội từ Trung ương đến xã, phường, thị trấn;
2. Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan chuyên môn kỹ thuật và người hưởng lương từ ngân sách nhà nước, kể cả người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong quân đội nhân dân và công an nhân dân;
3. Các đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này công tác ở các xã không thuộc diện đặc biệt khó khăn thuộc các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ được áp dụng chính sách quy định tại Nghị định này.
… "
Đồng thời theo quy định tại Điều 1, Điều 2 Nghị định 61/2006/NĐ-CP như sau:
"Điều 1. Đối tượng điều chỉnh
Nghị định này quy định các chế độ phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi khác đối với các đối tượng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang công tác sau đây:
1. Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong biên chế hoặc đang trong thời gian tập sự hay đang hợp đồng, hưởng lương theo ngạch, bậc quy định của nhà nước.
2. Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục không thuộc biên chế Nhà nước hoặc đang trong thời gian tập sự hay hợp đồng hưởng lương từ nguồn thu hợp pháp không thuộc ngân sách nhà nước.
3. Cán bộ quản lý giáo dục quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này bao gồm:
a) Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Giám đốc, Phó Giám đốc các trung tâm, cơ sở giáo dục và đào tạo;
b) Các nhà giáo được phân công làm việc tại các phòng, ban chuyên môn, nghiệp vụ của các cơ sở giáo dục và đào tạo hoặc công tác tại các Phòng Giáo dục và Đào tạo."
"Điều 2. Phạm vi điều chỉnh
Phạm vi điều chỉnh của Nghị định này bao gồm:
1. Trường chuyên biệt quy định tại Nghị định này theo quy định tại các Điều 61, 62, 63 và 64 của Luật Giáo dục bao gồm:
a) Trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học;
b) Trường chuyên, trường năng khiếu;
c) Trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật;
d) Trường giáo dưỡng.
2. Vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật."
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155
Do cả hai chế độ đều áp dụng đối với các đối tượng riêng trong điều kiện công tác riêng, nên sẽ căn cứ vào điều kiện hiện tại mà có thể xem xét việc áp dụng chế độ chính sách theo văn bản nào. Tuy nhiên cả hai nghị định này đều có điểm chung là áp dụng đối với vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, nên nếu bạn nói hiện tại bạn không còn công tác tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thì sẽ không thuộc đối tượng điều chỉnh của các nghị định trên, cũng như sẽ không thể được hưởng các chế độ ưu đãi áp dụng với các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của văn bản đó.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam