Chi phí yêu cầu xác định lại mức độ khuyết tật

Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL31926

Câu hỏi:

Tôi có con bị điếc bẩm sinh, có giáy xác nhận của Bệnh viện tai mũi họng trung ương về kết quả đo thính lực và kết luận điếc sâu cả hai tai. Hội đồng giám định khuyết tật của xã xác định con tôi ở đang khuyết tật nghe, nói, trí tuệ mức độ nhẹ. Gia đình tôi không đồng ý với mức xác định trên và làm đơn đề nghị xác định lại. Cán bộ phòng thương binh xã hội của xã bảo với tôi là phải đóng phí (khoảng hơn 1 triệu đồng) nếu gửi lên hội đồng giám định y khoa tỉnh kết luận không thay đổi thì gia đình phải chịu khoản phí trên còn kết luận có thay đổi thì xã sẽ làm thủ tục trả lại. Tôi muốn hỏi xã làm như vậy có đúng không (về việc đóng phí) và như vậy giấy xác nhân của bệnh viện Tai mũi họng trung ương về độ điếc của con tôi không có tác dụng? Xin nhờ luật sư tu vấn giúp. Xin chân thành cảm ơn!

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Thứ nhất, phí giám định y khoa:

Căn cứ Điều 13 Thông tư liên tịch số 34/2012/TTLT-BYT-BLĐTBXH quy định phí khám giám định y khoa như sau:

“Điều 13. Phí khám giám định y khoa

1. Những trường hợp quy định tại điểm a, Khoản 2, Điều 15 Luật người khuyết tật, phí giám định y khoa do ngân sách nhà nước bảo đảm.

2. Những trường hợp quy định tại điểm b, điểm c Khoản 2, Điều 15 Luật người khuyết tật được thực hiện như sau:

b) Nếu kết quả khám giám định không đúng với khiếu nại, tố cáo thì phí giám định y khoa do cá nhân hoặc tổ chức khiều nại, tố cáo chi trả.”

Như vậy, theo quy định, trường hợp giám định y khoa mà đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật và có yêu cầu giám định lại; nếu kết quả giám định đúng như khiếu nại thì chi phí giám định y khoa do Nhà nước bảo đảm; nếu kết quả giám định không đúng với khiếu nại, tố cáo thì chi phí giám định y khoa do bên khiếu nại chi trả.

Đối chiếu quy định trên vào trường hợp của bạn; gia đình bạn không đồng ý với kết luận xác định mức độ khuyết tật của con bạn, muốn yêu cầu xác định lại. Nếu kết quả giám định đúng như khiếu nại của bạn thì chi phí giám định y khoa do Nhà nước bảo đảm; nếu kết quả giám định không đúng với khiếu nại của bạn thì chi phí giám định y khoa do bạn chi trả.

Mức phí cụ thể quy định tại Thông tư 243/2016/TT-BTC.

Thứ hai, về xác nhận của bệnh viện Tai mũi họng trung ương:

Điều 5 Thông tư liên tịch số 34/2012/TTLT-BYT-BLĐTBXH quy định hồ sơ khám giám định như sau:

“Điều 5. Hồ sơ khám giám định

a) Giấy giới thiệu của Ủy ban nhân dân (UBND) xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là UBND xã) nơi đối tượng cư trú đề nghị khám giám định khuyết tật, có dán ảnh của đối tượng và đóng dấu giáp lai của UBND xã nơi đối

tượng cư trú.

b) Biên bản họp của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật, trong biên bản ghi rõ Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không đưa ra được kết luận về mức độ khuyết tật (bản sao Biên bản).

Trường hợp đối tượng sống ở Trung tâm nuôi dưỡng phải có giấy xác nhận, trong giấy xác nhận ghi rõ họ tên, tuổi, dán ảnh đối tượng, đóng dấu giáp lai của Trung tâm và Trung tâm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc xác nhận đó.

c) Bản sao các giấy tờ khám bệnh, chữa bệnh, tật: Giấy ra viện, giấy phẫu thuật và các giấy tờ liên quan khác (nếu có).

Giám định số máy, số khung xe máy

d) Biên bản xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng Giám định y khoa lần gần nhất (nếu có).

2. Trường hợp người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật, hồ sơ khám giám định gồm các giấy tờ sau:

a) Giấy giới thiệu của UBND xã nơi đối tượng cư trú đề nghị khám giám định khuyết tật, trong giấy giới thiệu ghi rõ người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật, có dán ảnh của đối tượng và đóng dấu giáp lai của UBND xã nơi đối tượng đang cư trú.

b) Biên bản họp của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật (bản sao Biên bản).

c) Các giấy tờ theo quy định tại điểm c, điểm d, Khoản 1 Điều này.

d) Giấy kiến nghị của người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật về kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật.

3. Trường hợp có bằng chứng xác thực về việc xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không khách quan, không chính xác, hồ sơ khám giám định gồm các giấy tờ sau:

a) Các giấy tờ theo quy định tại Khoản 2 Điều này.

b) Bằng chứng xác thực về việc xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không khách quan, không chính xác thể hiện qua biên bản, giấy kiến nghị, ảnh chụp, băng ghi âm hoặc các hình thức thể hiện khác.”

Như vậy, kết luận của Bệnh viện chỉ là một trong những căn cứ để xác định mức độ khuyết tật, không có ý nghĩa trong việc quyết định mức độ khuyết tật?

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.