Chiếm đoạt tiền trách nhiệm bị xử lý thế nào?

Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL32323

Câu hỏi:

Tôi muốn hỏi hiện tại tôi đang giữ tiền trách nhiệm của ông A số tiền là 828.000 đến nay được 47 ngày.  Tôi có sử dụng  200.000 để thanh toán với tài chính giùm cho ông A và tài chính chấp nhận lấy số tiền vì trước đây tôi làm chung ngành với ông A sau khi ông A bị thôi việc thì tài chính liên hệ với tôi kêu tôi phải có trách nhiệm liên hê với ông A trả tiền kinh phí HL. Nhưng tôi gặp ông ấy thi ông không có hướng giải quyết . Cho nên số tiền trách nhiệm đó tôi trích ra trả cho tài chính, số tiền còn lại tôi có liên hệ qua điện thoại 2 lần nhưng ông ấy không bắt máy và cũng không gọi lại nhưng gửi đơn yêu cầu ra UBND . Tôi được xem là chiếm dụng tiền trách nhiệm có đúng không.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

1. Căn cứ pháp lý

– Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

2. Nội dung tư vấn

Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình có quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác.

Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Trộm cắp tài sản;

b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác;

c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác;

d) Sử dụng trái phép tài sản của người khác.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác;

b) Gây mất mát, hư hỏng hoặc làm thiệt hại tài sản của Nhà nước được giao trực tiếp quản lý;

c) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;

d) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;

đ) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;

e) Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm a, b, c Khoản 1; Điểm c, đ, e Khoản 2 Điều này.

4. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”

Bạn giữ tiền hộ ông A và chi trả trách nhiệm tài chính giúp cho ông A. Hành vi này của bạn có thể bị xử phạt theo quy định “Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác”. Tuy nhiên bạn đã có trao đổi với ông A về trường hợp này. Bạn cũng gọi điện cho ông A để trả lại số tiền còn thừa nhưng ông A không nghe máy. Số tiền đó, bạn không sử dụng cho bản thân, cũng không có các hành vi gian dối, không lợi dụng tín nhiệm để chiếm đoạt .. bạn cũng không cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp nên không có căn cứ để xử phạt bạn theo quy định. Trường hợp này, bạn nên trao trả số tiền còn lại cho ông A và yêu cầu ông A liên hệ trực tiếp với bộ phận tài chính ở công ty cũ để giải quyết.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.