Chỉnh sửa họ tên trên bằng tốt nghiệp

Ngày gửi: 16/01/2020 lúc 11:31:12

Mã số: HTPL34054

Câu hỏi:

Xin chào luật sư Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam! Cho tôi xin phép được hỏi Luật sư câu hỏi:Trong thời gian học cấp 3 tôi không được biết sổ học bạ ghi bị sai tên đệm (nhà trường giữ đến khi ra trường) dẫn đến khi cấp bằng tốt nghiệp cấp 3 cũng bị sai tên đệm so với giấy khai sinh gốc/chứng minh nhân nhân.Nay tôi đang theo học lớp ĐH có cần sử dụng đến bằng cấp 3 thì phát hiện bị sai tên đệm.Do vậy, để sửa lại cho đúng tôi phải làm gì? Rất mong sớm nhận được tư vấn của Luật sư để tôi hoàn thiện thủ tục.Xin trân trọng cám ơn !

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Trường hợp này bạn thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 22/2012/TT-BGDĐT sửa đổi Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân

Điều 21a. Các trường hợp chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ

Người được cấp văn bằng, chứng chỉ có quyền yêu cầu chỉnh sửa nội dung ghi trên văn bằng, chứng chỉ trong các trường hợp sau đây:

1. Sau khi được cấp văn bằng, chứng chỉ, người được cấp văn bằng, chứng chỉ được cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc xác nhận việc thay đổi hoặc cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch, đăng ký khai sinh quá hạn, đăng ký lại việc sinh theo quy định của pháp luật.

2. Người học đã ký nhận văn bằng, chứng chỉ nhưng nội dung ghi trên văn bằng, chứng chỉ bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp văn bằng, chứng chỉ.

Trình tự thủ tục chỉnh sửa nội dung văn bằng chứng chỉ như sau:

Về thẩm quyền:

Điều 21 của Thông tư 22/2012/TT-BGDĐT hướng dẫn về thẩm quyền quyết định chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ như sau: Người có thẩm quyền quyết định chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ là thủ trưởng cơ quan đã cấp văn bằng, chứng chỉ và đang quản lý sổ gốc văn bằng, chứng chỉ. Điểm b khoản 1 điều 16 Quyết định  33/2007/QĐ-BGDĐT quy định : Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cấp.

Như vậy, bạn sẽ nộp hồ sơ chỉnh sửa bằng tốt nghiệp cấp 3 tại Bộ giáo dục và đào tạo nơi bạn tốt nghiệp THPT.

Về hồ sơ và trình tự thủ tục:

Điều 21 Thông tư 22/2012/TT-BGDĐT  quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ:

1. Hồ sơ đề nghị chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ bao gồm:

b) Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác của người được cấp văn bằng, chứng chỉ;

c) Văn bằng, chứng chỉ đề nghị chỉnh sửa;

d) Quyết định cho phép thay đổi hoặc cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính đối với trường hợp chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ do thay đổi hoặc cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính;

đ) Giấy khai sinh đối với trường hợp chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ do bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch, đăng ký lại việc sinh, đăng ký khai sinh quá hạn;

e) Các tài liệu chứng minh văn bằng, chứng chỉ bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp văn bằng, chứng chỉ đối với trường hợp chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ quy định tại khoản 2 Điều 21a của Quy chế này;

Các tài liệu trong hồ sơ đề nghị chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản này có thể là bản chính hoặc bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính.

Nếu cơ quan có thẩm quyền chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ tiếp nhận tài liệu trong hồ sơ là bản sao không có chứng thực thì có quyền yêu cầu người đề nghị chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ xuất trình bản chính để đối chiếu; người đối chiếu phải ký xác nhận và ghi rõ họ tên vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính.

Làm thế nào khi mất bằng tốt nghiệp và học bạ?

Nếu tiếp nhận tài liệu trong hồ sơ là bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính thì cơ quan có thẩm quyền chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ không được yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu.

>>> Lut sư tư vn pháp lut trc tuyến qua tng đài: 024.6294.9155

2. Trình tự, thủ tục chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ được quy định như sau:

a) Người đề nghị chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ nộp 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này cho cơ quan có thẩm quyền chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ. Việc nộp hồ sơ có thể thực hiện bằng cách nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ xem xét quyết định việc chỉnh sửa; nếu không chỉnh sửa thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

c) Việc chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ được thực hiện bằng cách ban hành quyết định chỉnh sửa; không chỉnh sửa trực tiếp trên văn bằng, chứng chỉ.

Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam: 

Thủ tục cấp lại bản sao bằng tốt nghiệp cấp 3

– Xin cấp bản sao bằng đại học đã mất

– Mất bằng đại học gốc có được thi cao học

– Sai tên đệm trên bằng đại học xử lý thế nào?

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 024.6294.9155  để được giải đáp.

——————————————————–

THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:

– Tư vấn luật dân sự trực tuyến miễn phí qua điện thoại

– Tư vấn luật hành chính trực tuyến miễn phí

– Số điện thoại tư vấn pháp luật miễn phí

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.