Cho thêm tên bạn trai vào giấy khai sinh của con có được không?

Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL32199

Câu hỏi:

Chào Luật sư! Hiện tại em có một đứa con(bé hiện nay được gần 5 tuổi) mà trong khai sinh của bé không có họ tên cha. Hiện nay, bạn trai em đồng ý thêm tên mình vào giấy khai sinh cho con. Vậy, thủ tục thêm tên cha vào giấy khai sinh cho con như thế nào? Mong luật sư có thể giúp đỡ em. Trân trọng!

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Căn cứ theo quy định tại Điều 88, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về việc xác định cha, mẹ thì con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng được xác định là cha, mẹ của con. Trong trường hợp của bạn, do giấy khai sinh của con bạn không có tên cha nên nếu bạn trai bạn nhận con bạn là con thì có thể ghi tên người cha vào giấy khai sinh của cháu. 

Căn cứ Khoản 2 Điều 13 Thông tư 15/2015/TT-BTP quy định đăng ký nhận cha, mẹ, con, bổ sung hộ tịch trong một số trường hợp đặc biệt:

1. Nếu bạn trai bạn là cha ruột của đứa trẻ

“Điều 13. Hướng dẫn đăng ký nhận cha, mẹ, con, bổ sung hộ tịch trong một số trường hợp đặc biệt

2. Trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, đã được đăng ký khai sinh không có thông tin về người cha, vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì không phải làm thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con mà làm thủ tục bổ sung hộ tịch để ghi bổ sung thông tin về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của người con.”

"1. Người yêu cầu bổ sung hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy yêu cầu bổ sung hộ tịch là đúng, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung bổ sung vào mục tương ứng trong Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu ký tên vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Trường hợp bổ sung hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung bổ sung vào mục tương ứng và đóng dấu vào nội dung bổ sung."

Bạn trai bạn sẽ thừa nhận con bạn là con chung của hai người sau đó làm thủ tục bổ sung hộ tịch để ghi bổ sung thông tin về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của con bạn.

Như vậy, sau khi có văn bản thừa nhận là con chung thì bạn làm những giấy tờ sau để bổ sung tên cha vào giấy khai sinh cho con:

"2. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này và trực tiếp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã; hồ sơ đăng ký nhận cha, mẹ, con gồm các giấy tờ sau đây:

a) Tờ khai nhận cha, mẹ, còn theo mẫu quy định;

b) Giấy tờ, tiều liệu chứng minh quan hệ cha con, quan hệ mẹ-con

c) Bản sao giấy tờ chứng minh nhân thân, chứng minh nơi thường trú ở khu vực biên giới của công dân nước láng giềng.

3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, công chức tư pháp – hộ tịch kiểm tra hồ sơ, niêm yết việc nhận cha, mẹ, con tại trụ sở Ủy ban nhân dân và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã quyết định. Trường hợp phải xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 12 ngày làm việc.

Nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung vào Sổ hộ tịch, cùng người có yêu cầu ký, ghi rõ họ tên vào Sổ hộ tịch; Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ký cấp cho mỗi bên 01 bản chính trích lục hộ tịch.

2. Nếu bạn trai bạn không phải là cha ruột của đứa trẻ bạn trai bạn có thể nhận cháu làm con nuôi đích danh

Phân biệt nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đích danh và không đích danh

Căn cứ vào Điều 14 và Điều 17, Luật nuôi con nuôi 2010 quy định về điều kiện và hồ sơ nuôi con nuôi như sau:

– Điều kiện nhận nuôi con nuôi:

Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;

 Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;

 Có tư cách đạo đức tốt

-Hồ sơ của người nhận con nuôi gồm có:

Đơn xin nhận con nuôi;

Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;

Phiếu lý lịch tư pháp;

Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;

Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp

Trong trường hợp của bạn, bạn trai của bạn sau khi hoàn thành thủ tục nhận con nuôi có thể ghi tên làm cha của con bạn theo đúng quy định của pháp luật.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.