Chồng vay tiền riêng thì vợ có phải liên đới trả nợ hay không?
Ngày gửi: 12/02/2018 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 60 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về việc giải quyết quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba khi ly hôn
“2. Trong trường hợp có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ tài sản thì áp dụng quy định tại các điều 27, 37 và 45 của Luật này và quy định của Bộ luật dân sự để giải quyết”.
Đồng thời, Theo quy định tại Điều 37 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng:
“Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:
1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan".
Ngoài ra, pháp luật cũng quy định tại Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về trách nhiệm liên đới của vợ chồng:
"1. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này.
2. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này".
Trong trường hợp trên, mặc dù bạn không biết về việc chồng mình vay tiền để làm ăn nghĩa là không có bất kì sự thỏa thuận nào giữa 2 vợ chồng về việc vay nợ và sử dụng số tiền này, tuy nhiên chúng ta phải xem xét hai trường hợp sau:
– Nếu trong lúc làm ăn có lãi, chồng bạn có đem số tiền lãi về để tiêu dùng trong gia đình (mặc dù bạn không biết đó là số tiền do làm ăn riêng mà có) theo quy định tại Điều 30 Luật hôn nhân và gia đình 2014, bạn cũng sẽ chịu trách nhiệm liên đới đới với khoản nợ này.
1. Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình".
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155
– Còn nếu bạn không hề biết về việc chồng mình có vay tiền để làm ăn và việc vay tiền của chồng bạn cũng không phải là quan hệ đại diện giữa vợ và chồng theo quy định tại Điều 24, 25, 26 Luật hôn nhân và gia đình 2014, đồng thời trong quá trình làm ăn có lãi chồng bạn giữ riêng số tiền đó và không cho bạn biết thì tài sản chung của vợ chồng sẽ không được dùng để thực hiện nghĩa vụ đối với người thứ theo quy định tại điều này và khi ly hôn bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm đối với khoản nợ riêng của chồng bạn.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 30 Luật hôn nhân và gia đình 2014 nếu việc vay tiền của chồng bạn để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình theo nhận định của cơ quan Tòa án thì bạn cũng sẽ chịu trách nhiệm liên đới với khoản nợ này.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:
– Giải quyết thủ tục ly hôn khi không đăng ký kết hôn
– Chia tài sản được tặng cho trong thời kỳ hôn nhân khi ly hôn
– Con có được hưởng thừa kế khi cha mẹ đã ly hôn?
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:
– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại
– Tư vấn luật hôn nhân gia đình trực tuyến miễn phí qua điện thoại
– Dịch vụ tư vấn pháp luật qua Email
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam