Chủ nhà trọ tứ ý vào phòng trọ của người thuê có vi phạm pháp luật

Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL41286

Câu hỏi:

Em chào luật sư, Cho em hỏi là bạn em thuê nhà của 1 người, trong hợp đồng không hề ghi là cấm nuôi thú cưng, nhưng khi bạn em nuôi thì chủ nhà xông vào nhà và cảnh cáo cấm không được nuôi, dù bạn em chỉ nuôi 2 con mèo con và chúng không hề gây phiền hà hay làm hư hại vật chất nào trong nhà. Nhiều lần chủ nhà tự xông vào nhà mà không nói gì với bạn em, cũng như không hề báo bạn em 1 tiếng sau khi vào nhà (lúc đó bạn em đang ở ngoài). Bạn em không hề vi phạm luật cho thuê nhà hay hợp đồng nên bạn em vẫn nuôi vì thấy chủ nhà bất hợp lý. Gần đây, chủ nhà lại tự tiện vô nhà lúc bạn em đang ngủ và khóa hết cửa để bắt lấy 1 con mèo nhỏ của bạn em mà không nói 1 tiếng nào với bạn em rồi tự đi về. Mong luật sư giúp bạn em về vấn đề này? Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam. Với thắc mắc của bạn, Công ty Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau: 1. Cơ sở pháp lý: – Hiến pháp 2013; – Bộ luật dân sự năm 2005; – Bộ luật hình sự 1999. 2.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– Hiến pháp 2013;

– Bộ luật dân sự năm 2005;

– Bộ luật hình sự 1999.

2. Luật sư tư vấn:

Nếu trong hợp đồng thuê nhà có điều khoản nuôi thú cưng thì bạn của bạn phải tuân thủ theo đúng hợp đồng ban đầu. Nếu hợp đồng không có quy định về việc nuôi thú cưng thì hành vi của người chủ nhà trọ đang xâm phạm chỗ ở hợp pháp của người khác.

"- Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp.

– Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.

– Việc khám xét chỗ ở do luật định."

Điều 46 Bộ luật dân sự năm 2005 cũng có quy định cụ thể về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân như sau:

"- Cá nhân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

– Việc vào chỗ ở của một người phải được người đó đồng ý.

– Chỉ trong trường hợp được pháp luật quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được tiến hành khám xét chỗ ở của một người; việc khám xét phải theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định."

Điều 124 Bộ luật hình sự 1999 quy định tội xâm phạm chỗ như sau:

"1. Người nào khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác, đuổi trái pháp luật người khác khỏi chỗ ở của họ hoặc có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c)  Gây hậu quả nghiêm trọng.

3.  Người phạm tội còn có thể  bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm."

Như vậy, người chủ nhà có hành vi tự ý vào phòng trọ của bạn bạn thì người này có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định Bộ luật hình sự 1999. Để đảm bảo quyền lợi cho bạn bạn, bạn của bạn nên tới trực tiếp cơ quan công an cấp huyện nơi người chủ nhà đang cư trú để giải quyết.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.