Chưa ly hôn vợ có được mang con đi
Ngày gửi: 12/02/2018 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Theo quy định của Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009
Điều 120. Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em
1.Người nào mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
d) Đối với nhiều trẻ em;
đ) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
e) Để đưa ra nước ngoài;
g) Để sử dụng vào mục đích vô nhân đạo;
h) Để sử dụng vào mục đích mại dâm;
i) Tái phạm nguy hiểm;
k) Gây hậu quả nghiêm trọng.
Tiếp đó theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155
Điều 71. Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng
1. Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
2. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.
Như vậy, giữa hai bên chưa chấm dứt quan hệ hôn nhân, chưa tiến hành ly hôn cũng như có quyết định của Tòa án đưa ra về quyền nuôi con thì quyền và nghĩa vụ về việc chăm sóc và nuôi dưỡng là ngang nhau. Vợ bạn không vi phạm pháp luật về hành vi chiếm đoạt trẻ em cũng như việc đón con đi từ trường.
Về phía nhà trường không có thẩm quyền giải quyết vấn đề này cũng như việc ngăn cấm mẹ ruột của cháu mang cháu đi vì hai bên chưa chấm dứt quan hệ hôn nhân.
Khởi kiện yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hônCách giải quyết: Bạn có thể tiến hành thủ tục ly hôn và yêu cầu giành quyền nuôi con.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 024.6294.9155 để được giải đáp.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam