Chứng cứ chứng minh hành vi ngoại tình theo pháp luật hình sự mới
Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Quy định chung về chứng cứ theo pháp luật hiện hành
Chứng cứ được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 như sau:
Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật Tố tụng hình sự quy định mà cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án.
1. Thuộc tính của chứng cứ:
– Tính khách quan: là những tài liệu, sự kiện có thật, phản ánh trung thực những tình tiết của vụ án đã xảy ra, không bị xuyên tạc, bóp méo theo ý chí chủ quan của con người.
Tính khách quan đòi hỏi bản thân các nguồn thông tin này phải có thật, không phụ thuộc vào khả năng con người có nhận biết chúng hay không.
Tính khách quan còn thể hiện ở chỗ những gì là suy đoán, tưởng tượng, không có thật thì không phải là chứng cứ. Tính khách quan bắt đầu từ thời điểm chứng cứ được sinh ra.
– Tính liên quan: thể hiện ở mối liên hệ khách quan cơ bản của chứng cứ với sự kiện cần chứng minh.
Những gì có thật phải có mối liên hệ khách quan với những sự kiện cần phải chứng minh trong vụ án hình sự.
Chứng cứ phải là cơ sở để xác định sự tồn tại hay không tồn tại của những vấn đề cần chứng minh trong vụ án hình sự, có mối quan hệ nội tại với những tình tiết, nội dung của vụ án. Nếu những gì tồn tại khách quan nhưng không liên quan đến vụ án thì không phải là chứng cứ.
– Tính hợp pháp: thể hiện ở chỗ chứng cứ phải được rút ra từ những phương tiện chứng minh và được thu thập, kiểm tra, đánh giá theo đúng quy định của pháp luật tố tụng hình sự.Tính hợp pháp được xác định nhằm đảm bảo giá trị chứng minh của chứng cứ.
Những gì được coi là chứng cứ phải thỏa mãn đầy đủ ba thuộc tính trên. Nếu xét mối quan hệ nội tại giữa các thuộc tính của chứng cứ thì tính khách quan và tính liên quan là nội dung của chứng cứ còn tính hợp pháp là hình thức của chứng cứ.
2. Chứng cứ được xác định bằng:
a) Vật chứng: Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội; vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm cũng như tiền bạc và vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội.
b) Lời khai của người bị hại: Người bị hại trình bày về những tình tiết của vụ án, quan hệ giữa họ với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và trả lời những câu hỏi đặt ra. Không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do người bị hại trình bày, nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó.
Lời khai của người làm chứng: Người làm chứng trình bày những gì mà họ biết về vụ án, nhân thân của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, quan hệ giữa họ với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, người làm chứng khác và trả lời những câu hỏi đặt ra. Không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do người làm chứng trình bày, nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó.
Lời khai của nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự: Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự trình bày về những tình tiết liên quan đến việc bồi thường thiệt hại do tội phạm gây ra. Không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự trình bày, nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó.
Lời khai của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án: Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án trình bày về những tình tiết trực tiếp liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ. Không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án trình bày, nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó.
Lời khai của người bị bắt, người bị tạm giữ: Người bị bắt, bị tạm giữ trình bày về những tình tiết liên quan đến việc họ bị nghi thực hiện tội phạm.
Lời khai của bị can, bị cáo: Bị can, bị cáo trình bày về những tình tiết của vụ án. Lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ có thể được coi là chứng cứ, nếu phù hợp với các chứng cứ khác của vụ án. Không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để kết tội.
c) Kết luận giám định: Người giám định kết luận về vấn đề được yêu cầu giám định và phải chịu trách nhiệm cá nhân về kết luận đó. Kết luận giám định phải được thể hiện bằng văn bản. Nếu việc giám định do một nhóm người giám định tiến hành thì tất cả các thành viên đều ký vào bản kết luận chung. Trong trường hợp có ý kiến khác nhau thì mỗi người ghi riêng ý kiến kết luận của mình vào bản kết luận chung.
d) Biên bản về hoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu, đồ vật khác.
Chứng cứ chứng minh hành vi ngoại tình:
Trước hết, theo Điều 182 Bộ luật hình sự 2015 thì hành vi "Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ" được xem là vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng.
Theo đó, khi người đã có vợ, có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác thì được xem là hành vi ngoại tình. Hành vi này sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự. Tuy nhiên, để có thể áp dụng các hình thức xử phạt thì cần có các căn cứ, bằng chứng chứng minh hành vi của một người đủ các yếu tố để cấu thành tội vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Các chứng cứ này về cơ bản phải tuân theo quy định của pháp luật Tố tụng hình sự.
Thực tế cho thấy việc thu thập chứng cứ chứng minh hành vi ngoại tình là một việc khó khăn. Bởi lẽ bản chất của hành vi ngoại tình là sự lén lút, vụng trộm và rất kín đáo. Hơn nữa, vì lý do tình nghĩa nên việc đưa ra các chứng cứ ngoại tình đối với người trong cuộc là một vấn đề vô cùng nặng nề. Hôn nhân tam vỡ là chuyện không ai mong muốn nhưng việc đưa ra các bằng chứng ác thực cho thấy dáu hiệu ngoại tình thì hậu qut ly hôn là một việc khó tránh khỏi. Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của tất cả các thành viên trong gia đình, không những thế còn làm ảnh hưởng cả đến người thân xung quanh.
Tuy nhiên, dù hậu quả nặng nề và không ai mong muốn thì khi đã có hành vi ngoại tình xảy ra thì việc có các chứng cứ chứng minh hành vi này là rất cần thiết, nhằm dảm bảo quyền lợi của người còn lại và bảo đảm thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Chứng cứ chứng minh hành vi ngoại tình tuân theo pháp luật tố tụng hình sự, đảm bảo tính chân thật và chính xác. Các chứng cứ này có thể được phân định như sau:
Thứ nhất, chứng cứ có thể là những tin nhắn, hình ảnh, băng ghi âm, ghi hình cho thấy có dấu hiệu ngoại tình. Những tin nhắn, hình ảnh này phải là những tin nhắn cho chính người thực hiện hành vi ngoại tình nhắn và các hình ảnh phải là hình ảnh chụp lại cử chỉ thân mật, vượt quá giới hạn của người có hành vi ngoại tình và người tình của họ. như thế tức là các căn cứ này phải là có thật, không phải do tạo dựng hay làm giả mà có.
Thứ hai, với người vợ ngoại tình thì chứng cứ có thể là việc người vợ sinh con nhưng đứa con không phải là con của người chồng. Việc chứng minh đứa con không phải là con của người chồng có thể được thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau như giám định ADN, tính thời gian quan hệ vợ chồng so với thời gian mang thai… Tuy nhiên thực tế không phải ai cũng có đủ điều kiện để có thể làm giám định ADN và việc tính thời gian thì cũng không đảm bảo tính chính xác cao. Do đó, việc chứng minh hành vi ngoại tình qua con cũng là một vấn đề còn nhiều khó khăn.
Thứ ba, chứng cứ có thể là chính lời khai của người có hành vi ngoại tình. Điều này thường rất ít khi xảy ra những cũng có những trường hợp người có hành vi ngoại tình tự khai nhận hành vi của chính mình.
Thứ tư, với người chồng ngoại tình thì chứng cứ có thể là con riêng của người chồng với nhân tình. Tuy khi có hành vi ngoại tình người chồng thường giấu rất cẩn thận nhưng việc tìm ra con riêng của chồng không phải là vấn đề quá khó khăn đối với người tiến hành thu thập chứng cứ.
Thứ năm, lời khai nhận của người xâm phạm quan hệ hôn nhân cũng có thể coi là chứng cứ để chứng minh hành vi ngoại tình có trên thực tế…
Như vậy, chứng cứ chứng minh hành vi ngoại tình theo Bộ luật hình sự mới tương đối đa dạng song lại rất khó khăn trong việc tìm hiểu và đưa ra pháp luật. Hơn nữa, việc làm sáng tỏ những điều này lại gây nên những hệ quả không mong muốn nên trên thực tế dù đã có các chứng cứ rất rõ ràng nhưng có nhiều người vì muốn cố giữ gia đình nên đã không đưa hành vi ngoại tình của chồng, vợ mình ra pháp luật. Điều này là một sự hạn chế trong tư duy của một bộ phận dân cư, bởi lẽ khi hôn nhân không hòa hợp mà cố gắng duy trì thì sẽ gây áp lực cho cả hai bên, ảnh hưởng đến không khí của gia đình, ảnh hưởng tâm lý của con cái. Chính vì vậy nếu có chứng cứ chứng minh hành vi ngoại tình và người có hành vi ngoại tình không có thái độ ăn năn hối lỗi thì cần phải đưa việc này ra xử lý trước pháp luật.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam