Chuyển hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam có phải chịu thuế không?
Ngày gửi: 12/03/2018 lúc 11:31:12
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
1.Cơ sở pháp lý:
– Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016
2.Nội dung tư vấn:
Căn cứ Điều 2 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 thì Đối tượng chịu thuế nhập khẩu bao gồm:
– Hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
– Hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.
– Hàng hóa nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối.
– Đối tượng chịu thuế nhập khẩu không áp dụng đối với các trường hợp sau:
Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;
Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;
Hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác;
Đồng thời, Điều 3 Luật thuế xuất, nhập khẩu 2016 quy định Người nộp thuế bao gồm những đối tượng như sau:
“Điều 3. Người nộp thuế
1. Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu.
3. Người xuất cảnh, nhập cảnh có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, gửi hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
4. Người được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thuế thay cho người nộp thuế, bao gồm:
a) Đại lý làm thủ tục hải quan trong trường hợp được người nộp thuế ủy quyền nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
b) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế trong trường hợp nộp thuế thay cho người nộp thuế;
c) Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng trong trường hợp bảo lãnh, nộp thuế thay cho người nộp thuế;
d) Người được chủ hàng hóa ủy quyền trong trường hợp hàng hóa là quà biếu, quà tặng của cá nhân; hành lý gửi trước, gửi sau chuyến đi của người xuất cảnh, nhập cảnh;
đ) Chi nhánh của doanh nghiệp được ủy quyền nộp thuế thay cho doanh nghiệp;
e) Người khác được ủy quyền nộp thuế thay cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật.
5. Người thu mua, vận chuyển hàng hóa trong định mức miễn thuế của cư dân biên giới nhưng không sử dụng cho sản xuất, tiêu dùng mà đem bán tại thị trường trong nước và thương nhân nước ngoài được phép kinh doanh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở chợ biên giới theo quy định của pháp luật.
6. Người có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế nhưng sau đó có sự thay đổi và chuyển sang đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật.
7. Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, dựa theo các quy định trên thì hàng hóa đã qua sử dụng bạn mang từ nước ngoài về không thuộc đối tượng chịu thuế nhập khẩu. Đồng thời, bạn cũng không phải là người chịu thuế nhập khẩu theo quy định tại Điều 3 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016.
Do đó, khi bạn mang những đồ dùng trong gia đình đã qua sử dụng từ nước ngoài về Việt Nam thì sẽ không phải chịu thuế nhập khẩu. Tuy nhiên, bạn sẽ phải chịu những chi phí vận chuyển.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam