Chuyển lao động cho doanh nghiệp khác phải đảm bảo điều kiện như thế nào?

Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL36675

Câu hỏi:

Xin cho hỏi như sau: Công ty A đang hoạt động kinh doanh và ký hợp đồng lao động với công nhân làm việc theo hình thức công nhật. Hiện nay vì sản xuất không đạt hiệu quả, công ty A chuyển qua hình thức khoán cho công ty B với toàn bộ nhân công, và cơ sở vật chất sẵn có đồng thời chuyển toàn bộ hợp đồng lao động cho công ty B quản lý (người lao động ký hợp đồng lao động với công ty B). Vậy xin cho hỏi thủ tục chuyển nhân công và hợp đồng lao động trong trường hợp này tiến hành như thế nào cho đúng pháp luật. Xin trân trọng cảm ơn!

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

1. Căn cứ pháp lý

Bộ luật lao động 2012

Nghị Định 55/2013/NĐ-CP

2. Nội dung tư vấn

Trong trường hợp của bạn, công ty A đang hoạt động kinh doanh và ký hợp đồng lao động với công nhân làm việc theo hình thức công nhật. Hiện nay vì sản xuất không đạt hiệu quả, công ty A chuyển qua hình thức khoán cho công ty B với toàn bộ nhân công, và cơ sở vật chất sẵn có đồng thời chuyển toàn bộ hợp đồng lao động cho công ty B quản lý. Do bạn không trình bày rõ công ty A khoán cho công ty B là khoán để công ty B quản lý nhân công thay cho công ty A hay công ty A kết thúc hợp đồng lao động với công nhân và chuyển số công nhân đó để công ty B tiếp nhận, ký hợp đồng lao động với họ. Vậy nên, để giải quyết trường hợp của bạn, chúng tôi chia thành 2 trường hợp sau:

Theo khoản 3 Điều 36 Bộ luật lao động 2012 quy định về các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động: "Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động."

Trong trường hợp này, để tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật, công ty A và người lao động sẽ thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động đã ký. Số lao động trên sẽ tiếp tục ký kết hợp đồng lao động với công ty B với các điều khoản theo các quy định tại hợp đồng cũ giữa công ty A với người lao động hoặc theo sự thỏa thuận của các bên. Lúc này, số nhân công trên hoàn toàn thuộc quyền quản lý của công ty B.

Trường hợp 2: Công ty A chuyển số lao động trên để công ty B quản lý giúp. Công nhân vẫn ký hợp đồng lao động với công ty A.

Theo Điều 53 Bộ luật lao động 2012:

"1. Cho thuê lại lao động là việc người lao động đã được tuyển dụng bởi doanh nghiệp được cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động sau đó làm việc cho người sử dụng lao động khác, chịu sự điều hành của người sử dụng lao động sau và vẫn duy trì quan hệ lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động.

2. Hoạt động cho thuê lại lao động là ngành nghề kinh doanh có điều kiện và chỉ được thực hiện đối với một số công việc nhất định."

>>> Luật sư tư vấn pháp luật lao động qua tổng đài: 024.6294.9155

Theo Điều 5 Nghị Định 55/2013/NĐ-CP thì điều kiện cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động là:

1. Đã thực hiện ký quỹ 2.000.000.000 đồng;

2. Bảo đảm vốn pháp định là 2.000.000.000 đồng. Doanh nghiệp cho thuê phải duy trì mức vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định trong suốt quá trình hoạt động.

Đối với doanh nghiệp nước ngoài liên doanh với doanh nghiệp trong nước phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

– Phải là doanh nghiệp chuyên kinh doanh cho thuê lại lao động, có vốn và tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp  từ 10.000.000.000 trở lên

– Đã có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực cho thuê lại lao động từ 05 năm trở lên

– Có giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại chứng nhận doanh nghiệp và người đại diện phần vốn góp của doanh nghiệp chưa có hành vi vi phạm pháp luật nước sở tại hoặc pháp luật của nước có liên quan.

Các văn bản trên phải dịch ra tiếng Việt và được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng thực và thực hiện việc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Các nội dung cơ bản của hợp đồng cho thuê lại lao động

3. Có trụ sở theo quy định tại Điều 7 Nghị định này: Địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp cho thuê phải ổn định và có thời hạn ít nhất từ 02 năm trở lên; nếu là nhà thuộc sở hữu của người đứng tên đăng ký kinh doanh thì trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại hoặc gia hạn Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động phải có giấy tờ hợp lệ, nếu là nhà thuê thì phải có hợp đồng thuê nhà có thời hạn thuê từ 02 năm trở lên.

4. Người đứng đầu doanh nghiệp bảo đảm điều kiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định này: 

– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, lý lịch rõ ràng;

– Có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực cho thuê lại lao động từ 03 năm trở lên;

– Trong 03 năm liền kề trước khi đề nghị cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, không đứng đầu doanh nghiệp đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc không tái phạm hành vi giả mạo hồ sơ xin cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hồ sơ xin cấp, cấp lại hoặc gia hạn Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.

Để có thể tiến hành hoạt động cho thuê lại lao động, công ty A phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên. Trong trường hợp này, công ty A vấn tiếp tục thực hiện hợp đồng ký kết với người lao động còn công ty B sẽ chịu trách nhiệm quản lý hộ công ty A và phân công công việc cụ thể cho số nhân công này.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.