Có được thuyên chuyển công tác đối với lao động nữ mang thai
Ngày gửi: 06/08/2015 lúc 10:33:36
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
1. Căn cứ pháp lý
– Luật cán bộ, công chức 2008;
– Bộ luật lao động 2012
2. Nội dung tư vấn
Theo như bạn trình bày, vợ bạn bị thuyên chuyển công tác thì được hiểu vợ bạn bị chuyển đi làm công việc khác trong khoảng thời gian nhất định. Trường hợp của vợ bạn xử lý như sau:
Trường hợp thứ nhất, vợ bạn là viên chức: Điều 36 Luật viên chức 2010 có quy định về biệt phái viên chức. Theo quy định này, biệt phái viên chức là việc viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập này được cử đi làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ trong một thời hạn nhất định. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập quyết định việc biệt phái viên chức.
Khoản 7 Điều 36 Luật viên chức 2010 có quy định:
"7. Không thực hiện biệt phái viên chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi."
Như vậy, nếu vợ bạn là viên chức đang mang thai thì cơ quan nơi vợ bạn đang công tác không được cử vợ bạn đi biệt phái.
Trường hợp thứ hai, vợ bạn là cán bộ, công chức. Đối với cán bộ, công chức có quy định về điều động, luân chuyển, biệt phái.
Đối với luân chuyển và điều động, không có quy định là không được luân chuyển, điều động đối với người đang mang thai, do đó, đơn vị vợ bạn vẫn có quyền điều động hay luân chuyển vợ bạn khi vợ bạn đang mang thai.
Đối với việc biệt phái thực hiện theo quy định tại Điều 53 Luật cán bộ, công chức 2008. Khoản 6 Điều 53 Luật cán bộ, công chức 2008 quy định:
Đối với công chức, không thực hiện biệt phái đối với công chức nữ đang mang thai. Nếu cơ quan vợ bạn áp dụng biệt phái đối với vợ bạn là trái quy định pháp luật.
>>> Luật sư tư vấn thuyên chuyển công tác khi đang mang thai: 024.6294.9155
Trường hợp thứ ba, vợ bạn là người lao động. Điều 155 Bộ luật lao động 2012 quy định về bảo vệ thai sản đối với lao động nữ như sau:
"Điều 155. Bảo vệ thai sản đối với lao động nữ
1. Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong các trường hợp sau đây:
a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
…"
Khi vợ bạn đang mang thai thứ 07 trở lên thì người sử dụng lao động không được cử vợ bạn đi công tác xa. Nếu cử vợ bạn đi công tác xa là vi phạm pháp luật.
Do đó, bạn phải xác định vợ bạn thuộc trường hợp nào ở trên để xác định việc thuyên chuyển công tác có đúng hay không?
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam