Theo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ năm 2024, có hiệu lực từ ngày 01/01/2025, biển số xe sẽ được quản lý dựa trên mã định danh của chủ xe. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại biển số đều áp dụng quy định này.
Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, nhiều người muốn lập di chúc để lại tài sản cho các con, tránh việc xảy ra tranh chấp tài sản sau khi mất. Tuy nhiên, có người muốn lập di chúc riêng có người muốn lập di chúc chung vợ cho cả vợ và chồng. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay, có nên lập di chúc chung vợ chồng? Mời các bạn cùng tìm hiểu bài viết sau:
Theo quy định tại Bộ luật dân sự, di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển quyền sở hữu tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Như vậy, bất cứ cá nhân nào có tài sản cũng có quyền được lập di chúc để định đoạt số tài sản đó sau khi mình chết.
Vợ chồng lập di chung chung định đoạt khối tài sản chung sau khi chết
Tại Điều 663 Bộ luật dân sự 2005 quy định: “Vợ, chồng có thể lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung”. Việc thừa nhận di chúc chung vợ chồng để đảm bảo tính thống nhất trong khối tài sản chung, thông qua quy định về thời điểm có hiệu lực của di chúc, bắt đầu kể từ khi “bên sau cùng chết hoặc tại thời điểm hai vợ chồng cùng chết”. Theo đó, trong thời gian này, tài sản của người còn sống được bảo vệ khá tốt trong khối tài sản chung cho đến khi họ qua đời, tránh tình trạng cuộc sống của người còn lại bị gián đoạn.
Tuy nhiên, chính quy định về thời điểm có hiệu lực của di chúc chung vợ chồng đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người còn sống, trường hợp người còn sống gặp khó khăn nhưng họ không thể chuyển nhượng phần tài sản của mình trong khối tài sản chung của vợ chồng làm mất đi quyền định đoạt tài sản của họ. Hơn nữa, khi muốn sửa chữa, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc phải được sự đồng ý của người còn lại.
Vì vậy, Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực đã bỏ quy định về việc lập di chúc chung của vợ chồng nhưng cũng không cấm. Theo đó, di chúc chung vợ chồng vẫn sẽ có hiệu lực nếu đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều 630 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể:
- Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc;
- Người lập di chúc không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
- Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội;
- Hình thức di chúc không trái quy định của luật.
Như vậy, pháp luật không cấm nên chúng ta có thể lập di chúc chung vợ chồng. Tuy nhiên, để thuận lợi và dễ dàng cho những người được hưởng di sản thừa kế làm thủ tục khai nhận di sản theo di chúc thì tuỳ loại tài sản ( tài sản chung, tài sản chung hợp nhất không thể phân chia, tài sản chung có thể phân chia....) mà lập di chúc phù hợp để không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam