Cơ sở khoa học của hoạt động giám định chữ viết
Ngày gửi: 12/02/2018 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Giám định chữ viết là để xác định giấy tờ giả mạo như di chúc giả, giấy vay nhận tiền giả, giấy cam kết giả… Giám định chữ viết cũng để xem có phải là chữ viết thêm vào phần văn bản để trống hay không? Chữ viết đó của ai? Động cơ mục đích viết thêm, tình trạng tinh thần viết thêm? Giám định chữ viết có trường hợp cũng để phân nhóm loại mực viết nhằm làm rõ một tình tiết điều tra. Có rất nhiều lý do để giám định chữ, tuy nhiên tất cả không nằm ngoài mục đích làm rõ sự thật khách quan. Trong thực tế có rất nhiều trường hợp cần giám định để tự biết trước ý đồ của đối phương từ đó có biện pháp đối phó phù hợp hơn, ví dụ tìm cách bổ sung thêm trong đoạn ghi âm, các giấy tờ khác chứ không cứ phải có vụ án xảy ra.Giám định chữ viết là một trong những loại giám định có kỹ thuật rất khó. Để có thể có một kết quả giám định chữ viết chính xác, trước hết chúng ta phải xem xét đến cơ sở khoa học của giám định chữ viết. Chúng ta có thể dựa vào hai đặc tính sau của chữ viết: tính cá biệt và tính ổn định tương đối.
Thứ nhất, tính cá biệt:
Như ta đã biết, con người sinh ra không có ai giống nhau hết, chữ viết cũng giống như con người vậy. Mỗi cá nhân sẽ có đặc điểm tâm sinh lý khác nhau, họ sẽ có những phản xạ khi viết cũng được hình thành rất là khác nhau. Chính vì thế, sẽ tạo nên tính cá biệt của chữ viết, mỗi con người sẽ có chữ viết riêng của họ, đại diện cho họ. Đây là tính cá biệt của chữ viết, và là một cơ sở khoa học của giám định chữ viết.
Thứ hai, tính tương đối ổn định:
Như nói ở trên, mỗi con người có một chữ viết riêng, đó là do việc lặp đi lặp lại của quá trình viết đã hình thành tính ổn định của chữ viết. Tuy nhiên, chữ viết mặc dù có tính cá biệt, nhưng tính ổn định là tương đối. Do những yếu tố sau:
Thay đổi dụng cụ viết (phương tiện viết): Đây là do nhu cầu phát triển của con người. Con người ngày càng phát triển thì sẽ biết sáng tạo ra những dụng cụ viết mới, hiện đại hơn. Điều này cũng sẽ làm thay đổi nét chữ. Ví dụ: khi viết bằng bút lông nét chữ của con người sẽ khác với nét chữ viết bằng bút mực, bút mực khác bút bi và cũng khác bút chì…
Trạng thái thể lực: trạng thái thể lực cũng ảnh hưởng đến nét chữ của con người. Khi con người cảm thấy khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng thì chữ viết sẽ được trau truốt, nắn nót, đẹp đẽ hơn. Khác với khi cảm thấy ốm yếu trong người, mệt mỏi thì chữ việt cẩu thả, nghệch ngoạc… Điều này cũng sẽ làm cho chữ viết của con người khác đi.
Trạng thái tâm lý: tâm lý con người tốt thì nét chữ sẽ đẹp đẽ hơn là lúc tâm trạng không tốt, lúc viết sẽ không quan tâm đến nét chữ mình viết đẹp hay xấu…
Lứa tuổi: Lúc nhỏ tuổi, chữ viết của chúng ta nhìn còn non nớt vì lúc đó mới được luyện chữ. Nhưng khi lớn lên, chữ viết của con người cũng có đường nét, góc cạnh hơn, và khi con người ta già đi, nét chữ cũng trở nên run khi họ cầm bút.
Cố ý thay đổi: khi con người cố ý viết khác nét chữ của mình hay là muốn giả tạo chữ viết của người khác. Có thể bình thường họ viết tay phải, nhưng lại cố ý dùng tay trái viết, hoặc kẹp vào khuỷu tay, kẹp vào ngón chân…
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155
Từ những phân tích trên cho thấy, chữ viết của một người có thể bị tác động bởi nhiều yếu tố, nhưng vẫn sẽ có những đặc điểm riêng mà người khác không có, nhưng đặc điểm này thường sẽ không được người viết để tâm và lưu ý, nhưng lại là đặc điểm để cơ quan giám định nhận biết.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam