Con có thể kiện bố ngoại tình không?

Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL35296

Câu hỏi:

Em muốn hỏi, ba em ngoại tình có con riêng, về đối xử tệ với mẹ con em, chửi bới… Giờ đã quá sức chịu đựng. Em có thể kiện ba và người phụ nữ kia được không ạ? Ngừoi phụ nữ đó có chửi mẹ e nữa ạ. Em cảm ơn ạ? Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam. Với thắc mắc của bạn, Công ty Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau: 1. Cơ sơ pháp lý: –  Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007; – Bộ luật hình sự 1999; – Nghị định 167/2013/NĐ-CP; – Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC. 2.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

1. Cơ sơ pháp lý:

–  Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007;

– Bộ luật hình sự 1999;

– Nghị định 167/2013/NĐ-CP;

– Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC.

2. Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại Điều 2 Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007:

"1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;

b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;

i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở."

Trong trường hợp này bạn hoặc mẹ bạn có thể thực hiện quyền của mình theo quy định tại Khoản 1, Điều 5 Quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình  Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 như sau:

"1. Nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền sau đây:

a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;

b) Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này;

c) Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật;

d) Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của Luật này;

đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật."

Như vậy, trong trường hợp này bạn có thể nộp đơn tới Ủy ban nhân dân xã trình bày về việc mẹ bạn và bạn bị bố đánh đập, chửi bới để cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Theo đó, nếu hành vi bạo lực chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng và chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm để xử lý hình sự sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính dưới hình thức phạt tiền và các biện pháp ngăn chặn, khắc phục hậu quả.

 Căn cứ theo quy định trong Mục 4 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình thì mức phạt tiền từ 100.000 đồng đến 2 triệu đồng, tương ứng với từng hành vi.

Trong trường hợp  hành vi có tính chất nghiêm trọng, cấu thành tội phạm có thể bị xử lý hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự theo Điều 104 tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe người khác; Điều 110 tội hành hạ người khác ;… Theo đó, hình phạt đối với các tội này có thể là cảnh cáo, cải tạo không giam giữ hoặc tù có thời hạn.

Về cơ quan có thẩm quyền giải quyết, xử lý hành vi bạo lực gia đình bạn có thể khiếu nại hoặc tố cáo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Uỷ ban nhân dân hoặc Công an để yêu cầu các cơ quan này xử lý đối với hành vi vi phạm bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình. Bên cạnh đó, cũng có thể liên hệ với các tổ chức xã hội như cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình và cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình, các địa chỉ tin cậy trên địa bàn do Ủy ban nhân dân cấp xã công bố để được tư vấn, hỗ trợ khi bị xâm phạm quyền lợi.

Nếu trong trường hợp bạn và mẹ bạn chứng minh được bố bạn ngoại tình chung sống như vợ chồng với người phụ nữ khác có con chung với người phụ nữ khác. Theo Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC quy định tại Chương XV tội xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình theo Bộ luật hình sự 1999 thì:

“Chung sống như vợ chồng là việc người đang có vợ, có chồng chung sống mvới người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà lại chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ một cách công khai hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một gia đình. Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó…”.

Nếu bạn chứng minh được bố bạn có hành vi như trên bạn có thể nộp đơn tố cáo về hành vi ngoại tình của bố bạn ra phía bên cơ quan công an.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.