Cửa hàng có phải có hóa đơn bán hàng cho tất cả các sản phẩm không?
Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
1. Căn cứ pháp lý
– Nghị định số 109/2013/NĐ-CP;
Theo điểm 2.4, Khoản 2, Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC và Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC sửa đổi bổ sung có quy định về các khoản chi phí không được trừ khi mua các mặt hàng hóa không có hóa đơn (được phép lập bảng kê).
“2.4. Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ (không có hóa đơn, được phép lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC) nhưng không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho người bán hàng, cung cấp dịch vụ trong các trường hợp:
– Mua tài sản, dịch vụ của hộ, cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra;
– Mua hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, hộ kinh doanh (không bao gồm các trường hợp nêu trên) có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng (100 triệu đồng/năm).”
Như vậy, theo quy định trên nếu cửa hàng bạn mua hàng hóa của hộ kinh doanh trực tiếp bán ra hoặc hộ kinh doanh có mức doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm thì các hàng hóa này không cần phải xuất hóa đơn. Còn nếu bạn mua hàng hóa của hộ kinh doanh có mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm thì những hộ kinh doanh này vẫn phải xuấthóa đơn cho bạn.
Đối với hàng hóa của công ty thì nếu tổng giá thanh toán từ 200.000 đồng trở lên thì công ty phải xuất hóa đơn cho bạn. Còn dưới 200.000 đồng thì công ty không cần phải lập hóa đơn. Tuy nhiên, nếu bạn yêu cầu thì công ty vẫn phải cung cấp hóa đơn cho bạn. Điều này được quy định tại khoản 1, Điều 18, Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn về hóa đơn thì khi bán hàng hóa người bán phải xuất hóa đơn giao cho người mua.
>>> Luật sư tư vấn về hóa đơn đối với trường hợp nhập hàng hóa: 024.6294.9155
Trong trường hợp này, thì gia đình bạn kinh doanh đồ điện dân dụng, hàng hóa nhập từ các xe phân phối thì trừ các trường hợp không cần xuất hóa đơn nêu trên, thì bên bạn phải có hóa đơn giá trị gia tăng hay còn được gọi là hóa đơn đỏ để chứng minh rõ nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa của cửa hàng bạn. Nếu không có thì cửa hàng bạn sẽ bị xử phạt. Cụ thể Điều 21 Nghị định 185/2013/NĐ-CP và được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 17 Điều 1 Nghị định 124/2015/NĐ-CP về hành vi vi phạm về kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác như sau:
– Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ thì bạn có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng
– Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng….
Như vậy, bạn sẽ bị xử phạt với mức phạt tùy thuộc vào mức độ vi phạm của bạn. Bạn có thể dựa vào quy định Khoản 17 Điều 1 Nghị định 124/2015/NĐ-CP để xác định mức phạt của mình.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam