Đánh đập con nuôi có bị truy cứu về tội hành hạ người khác?

Ngày gửi: 12/02/2018 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL41579

Câu hỏi:

Tôi là con nuôi của ông A và bà B. Hiện nay tôi 13 tuổi. Bố mẹ nuôi của tôi là nông dân nên khi được nhận làm con nuôi tôi cũng phải làm việc rất vất vả. Trong suốt 1 năm được nhận nuôi, tôi thường xuyên bị bố mẹ nuôi hành hạ do tôi làm việc chậm nên tôi thường xuyên bị bỏ đói, đánh đập. ..Ngày 27/12/2015, tôi đã bị bố nuôi đã dùng dây thừng và gậy che quật vào người tôi một cách dã man nên đã phải nhập viện. Bác sĩ khám cho tôi và xác định tỉ lệ thương tật của tôi là 36%. Xin hỏi: Bố mẹ nuôi tôi có phạm tội không? Nếu phạm tội thì là tội gì?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

  1. Hành vi phạm tội của A và B

Hành vi của bố mẹ nuôi bạn đã thực hiện với bạn là hành vi phạm tôi. Cụ thể: Bố mẹ nuôi của bạn đã phạm hai tội là Tội hành hạ người khác. Về Tội hành hạ người khác được quy định tại Điều 110 Bộ luật hình sự  như sau:

“1. Người nào đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm: a- Đối với người già, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người tàn tật; b-Đối với nhiều người”.

* Khách thể trực tiếp của tội này là những công dân lệ thuộc vào người phạm tội. Quan hệ lệ thuộc ở đây phát sinh do quan hệ công tác (thủ trưởng với nhân viên…), do quan hệ tín ngưỡng (cha cố với con chiên…), do quan hệ thầy trò, quan hệ giữa người làm với ông chủ…. Trong trường hợp của bạn, vợ chồng A và B đã nhận nuôi bạn nên quan hệ giữ bạn với bố mẹ nuôi là quan hệ tín ngưỡng. Bạn bị lệ thuộc vào vợ chồng A và B.

* Mặt khách quan: Hành vi đối xử tàn ác với người lệ thuộc người phạm tội. Đối xử tàn ác có thể là đánh đập, giam hãm, bắt nhịn ăn, uống…. (trong suốt 1năm làm việc, bạn thường xuyên bị vợ chồng A và B đánh đập, hành hạ dã man như bỏ đói, đánh đập.…).  Hành vi đối xử tàn ác mang tính chất hành hạ nhiều hơn là gây thương tích do đó nếu hậu quả của việc hành hạ là thương tích ( như thông tin bạn cung cấp là A  đã lấy dây thừng và gậy che đánh bạn gây tỉ lệ thương tích là 36 %) hoặc chết người thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm về tội cố ý gây thương tích. Sự lệ thuộc của người bị hại đối với người phạm tội là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này.

* Về mặt chủ quan : tội hành hạ người khác thực hiện do cố ý. Ở đây, vợ chồng A và B nhận thức được hành vi đánh đập của mình đối với bạn là hành vi vi phạm pháp luật có thể gây thương tích cho bạn nhưng A và B vẫn cố tình thực hiện và thực hiện nhiều lần.

* Chủ thể: là người có quyền hành nhất định đối với nạn nhân. Đối với trường hợp của bạn, chủ thể thực hiện hành vi phạm tội ở đây là vợ chồng A và B. A và B là bố mẹ nuôi của bạn nên có quyền hành nhất định đối với bạn.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 19006568

Từ những phân tích trên, vợ chồng A và B  sẽ phải chịu tội danh đó là Tội Hành hạ người khác quy định tại khoản 2 Điều 110 Bộ luật Hình sự:

“2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:

  1. Đối với người già, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người tàn tật;
  2. Đối với nhiều người…”

 Theo đó với tội danh này A và B sẽ bị phạt tù từ một năm đến ba năm.

b. Hành vi phạm tội của A

Riêng với người cha nuôi của bạn là A sẽ phải chịu thêm Tội Cố ý gây thương tích do có hành vi dùng dây thừng và gậy tre đánh đập bạn khiến bạn bị tổn thương 36 % sức khỏe. Cố ý gây thương tích áp dụng khoản 3 điều 104 Bộ luật Hình sự : “Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31%  đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.”.Với tội danh này A phải chịu mức  phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

Hành vi của vợ chồng A và B đồng thời  có các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đó là: Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người; phạm tội đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ.  Ngoài ra theo định nghĩa về “đồng phạm” được quy định tại khoản 1 Điều 20 Bộ luật Hình sự thì: “ đồng phạm là trường hợp có hai người cố ý cùng thực hiện một tội phạm” thì vợ chồng A và B là đồng phạm trong tội này.  Như vậy, A và B có thêm một tình tiết tăng nặng quy định tại điểm a Điều 48 Bộ luật Hình sự đó là “phạm tội có tổ chức”.

Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:

– Không có lỗi khi gây ra tai nạn có cấu thành tội phạm?

– Đuổi đánh người có hành vi phạm tội có phạm tội không?

– Sử dụng giấy tờ giả có phạm tội không?

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 19006568 để được giải đáp.

——————————————————–

THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:

Xử phạt hành vi hành hạ đánh đập con cái

– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại

– Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại

– Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.