Dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài
Ngày gửi: 29/05/2019 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Doanh nghiệp trong nước muốn thực hiện thủ tục đầu tư ra nước ngoài cần thực hiện thủ tục gì?
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Theo số liệu thống kê của Cục đầu tư ra nước ngoài, ngày càng có nhiều doanh nghiệp Việt Nam thực hiện thủ tục đầu tư ra nước ngoài. Các dự án đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài tập trung vào một số nước thuộc khối Đông Nam Á như: Campuchia, Myamar, Lào, Singapor. Doanh nghiệp bạn cũng đang có xu hướng phát triển mở rộng ra các quốc gia khác? Bạn muốn đầu tư ra nước ngoài nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Muốn hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài trao đổi hàng hóa, dịch vụ công thương mà không biết phải làm thủ tục gì để hợp pháp? Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam – Đơn vị với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài luôn sẵn sàng tư vấn và thực hiện việc xin cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài cho doanh nghiệp của bạn một cách nhanh nhất, hợp pháp nhất.
Dưới đây là một số vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài và dịch vụ của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam.
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ
– Căn cứ Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014;
– Căn cứ Nghị định số 83/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ quy định về đầu tư ra nước ngoài;
– Thông tư số 09/2015/TT-BKHĐT ban hành mẫu văn bản thực hiện thủ tục đầu tư ra nước ngoài.
II. HỒ SƠ GIẤY TỜ CẦN CUNG CẤP
1. Dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng chính phủ:
– Dự án thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 400 tỷ đồng trở lên;
– Dự án đầu tư từ 800 tỷ đồng trở lên.
– Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
– Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
– Đề xuất dự án đầu tư;
– Bản sao một trong các tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
– Cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản của tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư;
– Quyết định đầu tư ra nước ngoài của Nhà Đầu tư;
– Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, khoa học và công nghệ, nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, Luật chứng khoán, Luật khoa học và công nghệ, Luật kinh doanh bảo hiểm.
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Bộ Kế hoạch và đầu tư.
Thời gian thẩm duyệt hồ sơ:
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan.
– Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về những nội dung thuộc thẩm quyền quản lý.
– Đối với dự án cần Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định và lập báo cáo thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ.
2. Dự án thuộc thẩm quyền của Bộ kế hoạch và đầu tư:
Ngoại trừ dự án thuộc thẩm quyền của Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ, các dự án đầu tư còn lại thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Kế hoạch đầu tư – Cục đầu tư ra nước ngoài.
Hồ sơ cần chuẩn bị:
– Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
– Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
– Quyết định đầu tư ra nước ngoài của Nhà Đầu tư.
– Văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản của tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư ;
– Hợp đồng thuê trụ sở tại nước ngoài;
– Văn bản ủy quyền cho Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam.
Cơ quan tiếp nhận: Cục đầu tư ra nước ngoài – Bộ kế hoạch và đầu tư
Thời gian thẩm duyệt hồ sơ: 15 ngày làm việc
3. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Nhà đầu tư nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng thông tin của Bộ kế hoạch và đầu tư.
Bước 2: Sau khi nộp online, Nhà đầu tư ra nước ngoài thực hiện nộp hồ sơ bản cứng tại Bộ kế hoạch và đầu tư.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam