Điều kiện đăng ký thường trú vào nhà anh họ tại Hà Nội
Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật cư trú 2006 sửa đổi, bổ sung 2013.
2. Nội dung tư vấn:
– Các trường hợp tại các khoản 2, 3, 4 Điều 20 Luật Cư trú 2006;
– Đã tạm trú liên tục tại nội thành từ 3 năm trở lên, có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc nhà thuê ở nội thành của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở; đối với nhà thuê phải bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội và được sự đồng ý bằng văn bản của tổ chức, cá nhân có nhà cho thuê cho đăng ký thường trú vào nhà thuê;
Khoản 2, 3, 4 Điều 20 Luật Cư trú 2006 quy định các trường hợp được đăng ký hộ khẩu thường trú ở thành phố trực thuộc trung ương như sau:
– Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp:
Là vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;
Là người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc chuyển về ở với anh, chị, em ruột;
Là người tàn tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
Là người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
Là người thành niên độc thân về sống với ông, bà nội, ngoại;
– Là người được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản;
– Là người trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.
Theo đó, không có quy định được thực hiện đăng ký hộ khẩu thường trú vào hộ khẩu của anh em con chú con bác, do đó trường hợp của bạn sẽ không thực hiện được. Để đăng ký hộ khẩu thường trú tại nội thành thành phố Hà Nội bạn phải chứng minh thời gian tạm trú 3 năm tại thành phố Hà Nội thì mới đủ điều kiện để đăng ký thường trú vào nhà anh – con bác ruột của bạn.
Theo quy định tại Điều 21 Luật Cư trú 2006, thẩm quyển đăng ký thường trú tại thành phố Trung ương thuộc là Công an cấp quận, huyện, thị xã trực thuộc Trung ương. Do đó, khi đủ điều kiện đăng ký thường trú tại Hà Nội bạn tới Công an Quận Hoàng Mai để thực hiện thủ tục đăng ký thường trú.
Xác nhận chỗ ở hợp pháp khi đăng ký thường trúTrên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam