Định mức tiết dạy đối với giáo viên dạy tiểu học

Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL36400

Câu hỏi:

Cho tôi hỏi đối với giáo viên tiểu học dạy môn Tiếng Anh 24 tiết/tuần thì được tính dạy tăng tiết hay không? Và việc phân chia thời gian giảng dạy 3 buổi sáng và 5 buổi chiều trên tuần phù hợp với thời gian dạy 2 buổi/ngày của giáo viên hay không? Có văn bản cụ thể nào hướng dẫn rõ về trường hợp này không? Mong sớm được nhận sự hồi âm của bạn. 

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT

Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT

Thông tư liên tịch 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC

– Bộ luật lao động 2012

Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT được bổ sung bởi Khoản 5 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông thì định mức tiết dạy là số tiết lý thuyết hoặc thực hành của mỗi giáo viên phải giảng dạy trong một tuần, cụ thể như sau:

– Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết, giáo viên trung học cơ sở là 19 tiết, giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết;

– Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú là 17 tiết ở cấp trung học cơ sở, 15 tiết ở cấp trung học phổ thông;

Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú là 21 tiết ở cấp tiểu học, 17 tiết ở cấp trung học cơ sở;

Định mức tiết dạy của giáo viên trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật là 21 tiết đối với giáo viên ở cấp tiểu học, 17 tiết đối với giáo viên ở cấp trung học cơ sở.

– Định mức tiết dạy của giáo viên trường dự bị đại học là 12 tiết. 

Như vậy, theo quy định trên thì định mức tiết dạy đối với giáo viên dạy tiểu học là 23 tiết/tuần. Như vậy, trường hợp nhà trường phân công bạn dạy 24 tiết/tuần thì 01 tiết dư ra so với định mức tiết dạy đối với giáo viên tiểu học sẽ được tính dạy thêm.

Được sự đồng ý của người lao động;

Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm;

Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ.

Do đó, việc nhà trường phân công bạn dạy thêm giờ nhưng lại không thông báo cho bạn biết và chưa được sự đồng ý của bạn là không đúng quy định pháp luật. 

Tiền lương dạy thêm giờ đối với giáo viên tiểu học quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC như sau: 

Nghỉ bù đối với giáo viên sinh con vào thời gian nghỉ hè

"Điều 4. Cách tính tiền lương dạy thêm giờ

1. Công thức tính tiền lương dạy thêm giờ:

a) Tiền lương dạy thêm giờ/năm học = số giờ dạy thêm/năm học x Tiền lương 01 giờ dạy thêm;

b) Tiền lương 01 giờ dạy thêm = Tiền lương 01 giờ dạy x 150%;

c) Tiền lương 01 giờ dạy:

– Đối với giáo viên cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường trung cấp chuyên nghiệp và giáo viên, giảng viên cơ sở dạy nghề:

Tiền lương 01 giờ dạy

=

Tổng tiền lương của 12 tháng trong năm học

x

Số tuần dành cho giảng dạy (dạy trẻ)

Định mức giờ dạy/năm

52 tuần"

Theo quy định trên, thời gian dạy dư ra 01 tiết/tuần, bạn sẽ được nhận tiền lương dạy thêm giờ.

Việc phân chia thời gian giảng dạy 3 buổi sáng và 5 buổi chiều trên tuần phụ thuộc vào kế hoạch phân công của nhà trường và hiện nay không có văn bản hướng dẫn cụ thể vấn đề này. 

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.