Đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm sẽ được hưởng lương hưu
Ngày gửi: 14/11/2020 lúc 11:31:12
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
1. Căn cứ pháp lý
2. Nội dung tư vấn:
Theo Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 ghi nhận điều kiện hưởng chế độ lương hưu như sau:
“Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;”
Như vậy, trong trường hợp thông thường, mẹ bạn sẽ được hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện sau:
– Phải tham gia BHXH từ đủ 20 năm trở lên;
– Đủ 55 tuổi.
Trong trường hợp này, mẹ bạn mới tham gia BHXH bắt buộc được 6 năm 9 tháng nên cần tham gia thêm 13 năm 3 tháng BHXH tự nguyện để đủ điều kiện về thời gian đóng BHXH; đồng thời mẹ bạn cũng mới được 47 tuổi, chưa đủ điều kiện về tuổi đời để hưởng lương hưu. Do vậy, cần xét hai khía cạnh để mẹ bạn đủ điều kiện để hưởng lương hưu:
Về tuổi đời, mẹ bạn có thể nghỉ từ thời điểm này và đóng BHXH tự nguyện để chờ đến khi đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu, tức nghỉ chờ hưu trước 8 năm;
Hoặc: Mẹ bạn vẫn có thể tiếp tục đi làm cho đến khi đủ 55 tuổi để tham gia BHXH theo diện bắt buộc của người lao động và khi đủ tuổi đời nhưng chưa đủ số năm đóng BHXH thì sẽ nghỉ ở nhà đóng BHXH tự nguyện cho tới khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
Về thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu: Phương thức đóng BHXH tự nguyện được ghi nhận tại Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP:
“Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau đây để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:
a) Đóng hằng tháng;
b) Đóng 03 tháng một lần;
c) Đóng 06 tháng một lần;
d) Đóng 12 tháng một lần;
đ) Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần;
e) Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.”
Trong thời gian từ khi mẹ bạn 47 tuổi đến hết 54 tuổi, mẹ bạn có thể đóng BHXH tự nguyện theo một trong các phương thức quy định tại điểm a, b, c, d, đ Khoản 1 Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP. Khi mẹ bạn đủ 55 tuổi, tức đủ tuổi nghỉ hưu thì thời gian tham gia BHXH của bạn là 14 năm 9 tháng, tức thiếu 5 năm 3 tháng (dưới 10 năm) thì có thể đóng một lần cho những năm còn thiếu cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 9 Nghị định này.
Về mức hưởng lương hưu của mẹ bạn, có thể xem xét quy định tại Khoản 4 Điều 5 Nghị định 134/2015/NĐ-CP. Theo đó, mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của mẹ bạn là 1.594.000 đồng.
Mức lương hưu hằng tháng được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội. Theo đó: Khoản 2 Điều 3 Nghị định 134/2015/NĐ-CP quy định về tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng:
“Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính như sau:
b) Nữ nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%;”
Trường hợp của mẹ bạn, tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng là 45% 5.2% = 55%
Như vậy, mức hưởng lương hưu hàng tháng của mẹ bạn là 55% x 1.594.000 = 876.700 đồng.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam