Dùng dao đâm người khác xử lý như thế nào?
Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Căn cứ Điều 104 Bộ luật Hình sự 1999 quy định Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác như sau:
"1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Có tổ chức;
g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.”
Các yếu tố cấu thành Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác như sau:
– Khách thể: Khách thể của Tội cố ý gây thương tích là an toàn về sức khỏe, tính mạng của con người.
– Mặt khách quan:
Hành vi khách quan: là các hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật hình sự thể hiện thông qua các hành vi tấn công người bị hại. Khi thực hiện hành vi này, người phạm tội có hoặc không có công cụ, phương tiện phạm tội. Như hành vi: đấm, đá, tát, đạp, cào, đâm, chém, đập bằng các công cụ hoặc bằng tay, chân, đầu,…
Hậu quả: xâm hại đến sức khỏe của người khác; hậu quả thường thể hiện thông qua tỷ lệ thương thật của nạn nhân.
– Chủ thể: là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 12 Bộ luật Hình sự 1999 và không mắc các bệnh làm mất hoặc hạn chế khả năng, nhận thức, hành vi.
Đánh nhau bị phạt như thế nào? Xử lý hành vi xô xát đánh nhau?– Mặt chủ quan: Lỗi được xác định là lỗi cố ý: người phạm tội mong muốn gây ra thương tích hoặc tổn hại sức khỏe cho người khác.
Đối chiếu theo quy định trên vào trường hợp của bạn, bạn và anh vợ bạn trước đây không có xích mích, anh vợ bạn nhậu say về là quậy nhà quậy xóm. Nói chuyện hỗn láo với ba mẹ của bạn và người này có hành vi dùng dao đâm bạn 1 nhát sau lưng và đè dao ở cổ bạn làm rách cổ bạn khoảng 5cm và phải đi bệnh viện khâu 2 mũi của vết đâm sau lưng. Nếu gây ra tỷ lệ thương tật cho bạn theo quy định trên thì sẽ anh vợ bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác.
Nếu không đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 104 Bộ luật Hình sự 1999 thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:
“3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao, búa, các loại công cụ, phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt hàng ngày nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;
b) Lôi kéo hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;
c) Thuê hoặc lôi kéo người khác đánh nhau;
d) Gây rối trật tự tại phiên tòa, nơi thi hành án hoặc có hành vi khác gây trở ngại cho hoạt động xét xử, thi hành án;
đ) Gây rối trật tự tại nơi tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế;
e) Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác; “
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam