Ép người khác viết giấy vay nợ phạm tội gì?

Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL40809

Câu hỏi:

Năm 2011 tôi là cán bộ hợp đồng Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Phúc. Tôi được lãnh đạo trung tâm giao nhiệm vụ chăm sóc trẻ em lang thang người già cô đơn. Thời điểm này đối tượng (A) được tôi trực tiếp nuôi dưỡng chăm sóc. Lúc này (A) có lấy trộm của tôi 400 nghìn, bị tôi phát hiện (A) đem trả tôi 200 nghìn và xin tôi 200 nghìn. Vào năm 2015 do nhu cầu việc làm tôi vào thành phố, mục đích tìm việc làm thì gặp lại (A). Tôi ở nhờ phòng trọ của (A) 4 ngày rồi về nhà. Khi về tôi có để nhờ 1 chiếc balo màu đen đựng quần áo và giấy tờ cá nhân tại phòng (A). Vài hôm sau tôi có điện cho (A) xin lại balo nhưng không được. Vào ngày 27 tháng 12 năm 2015 tôi vào thành phố tìm (A) để xin lại balo, cùng thời điểm bạn tôi là (B) về thành phố chơi nên tôi cùng (B) đi tìm (A) xin lại balo. Khi tới phòng trọ (A) có 1 mình nên tôi nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản của (A). Tôi lấy tờ giấy trong balo ra và nói của 1 người quen nợ tiền đến ngày 23 mà nay là 27 và yêu cầu (A) chịu trách nhiệm nhưng (A) không đồng ý. Lúc này lấy lí do trước năm 2011 (A) có lấy tôi 400 nghìn còn 200 tôi tính lãi suất đến thời điểm hiện tại năm 2015 là 3 triệu đồng và yêu cầu (A) viết giấy vay tiền. (A) không đồng ý thì bạn tôi (B) tát (A) và nói mày có tin tao xin tí máu của mày không? (A) đồng ý viết giấy vay tiền là 3 triệu đồng và hẹn tới 10 tháng 1 năm 2016 sẽ trả nếu không tôi sẽ lấy xe máy của (A) đang sử dụng tôi và (B) cùng ký vào tờ giấy vay nợ trên. Đến ngày 1 tháng 1 năm 2016 (A) gọi tôi đến và nói đã lo được tiền và trả tôi 2 triệu còn 1 triệu (A) xin nợ trả sau. Khi (A) đưa tiền thì bị công an bắt quả tang. Theo như văn phòng thì tôi đang bị tội gì tôi rất hoang mang mong sớm có câu trả lời. Tôi xin cảm ơn. Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam. Với thắc mắc của bạn, Công ty Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau: 1. Cơ sở pháp lý: – Bộ luật hình sự 1999; 2. 

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật hình sự 1999;

2. Luật sư tư vấn:

Điều 135 Bộ luật hình sự 1999 quy định về tội cưỡng đoạt tài sản như sau:

Điều 135. Tội cưỡng đoạt tài sản

1. Người nào  đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười  năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

đ) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Tội cưỡng đoạt tài sản có các dấu hiệu cơ bản sau đây:

– Hành vi khách quan: Người phạm tội cưỡng đoạt tài sản có thể thực hiện một trong những hành vi khách quan như sau:

) Hành vi khác để uy hiếp tinh thần người bị hại: Ngoài hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực đối với người có trách nhiệm về tài sản nhằm chiếm đoạt tài sản, thì người phạm tội còn có thể thực hiện những thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người có trách nhiệm về tài sản để chiếm đoạt tài sản như: Dọa sẽ hủy hoại tài sản, dọa tố cáo hành vi sai phạm hoặc bí mật đời tư,… 

– Lỗi của người phạm tội: Là lỗi cố ý trực tiếp, nghĩa là người phạm tội biết hành vi của mình là nguy hiểm và mong muốn chiếm đoạt được tài sản của người bị hại.

– Mục đích của người phạm tội: Là chiếm đoạt tài sản của người bị hại

Theo bạn trình bày, năm 2011 người A lấy của bạn 400 nghìn sau đó đã trả cho bạn 200 nghìn và xin bạn 200 nghìn. Bạn không nói rõ khi A xin 200 nghìn bạn có đồng ý cho hay không nhưng trong suốt một thời gian dài và ngay cả khi bạn vào thành phố gặp A bạn cũng không có ý định đòi lại số tiền này. Vì vậy không có đủ căn cứ chứng minh A vay tiền hay nợ bạn 200 nghìn đồng. Hơn nữa mục đích của bạn khi yêu cầu A viết giấy nợ là nhằm chiếm đoạt 3 triệu đồng của A, để A viết giấy vay nợ, bạn của bạn (B) đe dọa gây thương tích cho A. Vậy trong trường hợp này bạn và B có dấu hiệu phạm tội cưỡng đoạt tài sản theo quy định tại Điều 135 Bộ luật hình sự 1999.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.