Giả mạo người khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm
Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
1. Cơ sở pháp lý
– Bộ luật Hình sự 1999
2. Nội dung tư vấn
Căn cứ Điều 121 Bộ luật Hình sự 1999 quy định Tội làm nhục người khác như sau:
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:
a) Phạm tội nhiều lần;
b) Đối với nhiều người;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
Cấu thành Tội làm nhục người khác theo quy định Bộ luật Hình sự 1999 như sau:
1. Mặt khách quan:
– Hành vi khách quan: hành vi khách quan của tội làm nhục người khác là những hành vi xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của người khác dưới các hình thức.
Lời nói: sỉ nhục, thóa mạ, chửi bới một cách thô tục,.. nhằm vào nhân cách, danh dự, để hạ thấp nhân cách, danh dự của người bị hại, làm cho người bị hại cảm thấy xấu hổ, nhục nhã trước những người khác.
Hành động: có những hành động như nhổ nước bọt vào mặt, ném các vật bẩn,… và người hoặc tài sản của người bị hại (có hoặc không kèm theo lời nói thô tục).
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự qua tổng đài: 024.6294.9155
Tội phạm được coi là hoàn thành từ khi người phạm tội có lời nói hoặc hành động xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.
2. Khách thể: Tội làm nhục người khác xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm và thân thể của người khác.
3. Mặt chủ quan: người phạm tội thực hiện với lỗi cố ý.
Động cơ và mục đích không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội làm nhục người khác.
– Chủ thể: là người có năng lực trách nhiệm hình sự, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 12 Bộ luật Hình sự 1999, không mắc các bệnh làm mất khả năng nhận thức, hành vi.
Đối chiếu theo quy định trên vào trường hợp của bạn, có người có hành vi giả mạo bạn trên mạng xã hội để dùng lời lẽ thô tục, nhằm làm hạ thấp danh dự, nhân phẩm của bạn; không những vậy, còn có những câu nói xúc phạm đến người thân của bạn. Hành vi này tùy vào tính chất mức độ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm nhục người khác.
Nếu không có đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự tội làm nhục người khác thì người này sẽ bị xử phạt hành chính hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác theo quy định tại điểm a) Khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:
"Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;"
Để đảm bảo quyền lợi cho bạn, bạn nên làm đơn tố cáo tới cơ quan công an cấp huyện nơi bạn đang cư trú để yêu cầu giải quyết. Khi tố cáo tới cơ quan công an, bạn cung cấp các chứng cứ để chứng minh hành vi của người kia xúc phạm bạn trên mạng xã hội.
Trách nhiệm khi giả mạo chữ ký? Tội làm giả chữ ký người khác?Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam