Giải quyết tranh chấp xác định cha cho con
Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Thứ nhất, giải quyết tranh chấp xác nhận cha cho con.
Theo như bạn trình bày, trong trường hợp nhận cha cho con, người cha không thừa nhận con, bạn có chứng cứ chứng minh là kết quả giám định ADN, như vậy đây là tranh chấp xác định cha cho con sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định tại Khoản 4 Điều 28 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:
"Điều 28. Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
…
4. Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ."
“Điều 91. Nghĩa vụ chứng minh
1. Đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người tiêu dùng khởi kiện không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bị kiện có nghĩa vụ chứng minh mình không có lỗi gây ra thiệt hại theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
b) Đương sự là người lao động trong vụ án lao động mà không cung cấp, giao nộp được cho Tòa án tài liệu, chứng cứ vì lý do tài liệu, chứng cứ đó đang do người sử dụng lao động quản lý, lưu giữ thì người sử dụng lao động có trách nhiệm cung cấp, giao nộp tài liệu, chứng cứ đó cho Tòa án.
Người lao động khởi kiện vụ án đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thuộc trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc trường hợp không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động theo quy định của pháp luật về lao động thì nghĩa vụ chứng minh thuộc về người sử dụng lao động;
c) Các trường hợp pháp luật có quy định khác về nghĩa vụ chứng minh. […]”
Như vậy, trong trường hợp bạn khởi kiện xác định cha cho con, nếu bạn cung cấp đầy đủ chứng cứ chứng minh đây là cha của đứa trẻ thì Tòa án sẽ dựa trên chứng cứ mà bạn đưa ra để ra bản án/quyết định công nhận đây là cha của đứa trẻ.
Căn cứ Điều 5 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định:
“Điều 5. Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự
1. Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó.
2. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội.”
Nếu trong quá trình giải quyết tranh chấp, các bên thỏa thuận được với nhau, thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật và không được trái đạo đức xã hội thì sẽ được Tòa án công nhận sự thỏa thuận của các bên.
Tuy nhiên, nếu người cha của đứa trẻ thỏa thuận với người mẹ là đưa cho người mẹ một khoản tiền để người mẹ không khởi kiện xác định cha cho con thì đây là hành vi trái đạo đức xã hội, Tòa án sẽ không công nhận sự thỏa thuận này.
Cha có quyền nhận con sau khi đã ly hôn?Thứ ba, nghĩa vụ cấp dưỡng.
Căn cứ Điều 110 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con như sau:
"Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con."
Như vậy, đối với người cha không sống chung với con thì người cha phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên đến khi con đủ 18 tuổi; con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình cho đến hết cuộc đời.
Điều 117 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định phương thức cấp dưỡng như sau:
“Điều 117. Phương thức cấp dưỡng
Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.
Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”
Như vậy, hai bên có quyền thỏa thuận phương thức cấp dưỡng có thể định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án án giải quyết.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam