Giải quyết yêu cầu phân chia tài sản chung vợ chồng khi ly hôn

Ngày gửi: 26/04/2020 lúc 11:31:12

Mã số: HTPL35827

Câu hỏi:

Gia đình tôi sống trên thưa đất 100m2. Có xây dựng 1 căn nhà 4 tầng nửa phía bên có sổ đỏ mang tên ông bà nội. Nửa còn lại là đất lấn chiếm từ trước năm 1990 là khu nhà cấp 4 cũ vẫn tiếp tục được ở và không tranh chấp. Năm 2008 bố mẹ tôi ly dị. Nhưng trong quá trình ra toà mẹ tôi đã bị lừa. Đã ký vào đơn không yêu cầu toà chia tài sản. Tôi và em tôi ở với mẹ. Vì muốn đòi quyền lợi cho mẹ. Khi tách khẩu thì tôi vẫn theo khẩu của bố. ( bố tôi tự làm ) . Năm 2010. Bố tôi lấy vợ 2 ở nơi khác có đăng ký kết hôn. Và có 2 con. 1 trai 1 gái còn nhỏ. Ở đến 2013 thì cho cả nhà kia về chung sống trên căn nhà 4 tầng mà 3 mẹ con tôi đang ở. Mẹ tôi có làm đơn xin chính quyền với nguyện vọng xin được xuống dưới khu nhà cấp 4 cơi nới, cải tạo để ở và nuôi em gái tôi ăn học. Uỷ ban đã có quyết định cho phép. Nhưng bố tôi không đồng ý cho hết mà chỉ cho nửa gian ( 50m2 chia làm 2 gian ). Theo như quyết định, mẹ tôi  xây bức tường để ngăn tách với nhà 4 tầng liền kề ( ko xây cao, ko phá dỡ,) thì bố tôi gọi thanh tra xây dưng lên và đình chỉ. Họ nói vì đất chưa rõ ràng quyền sử dụng và có kiện tụng nên phải đình chỉ.   Vậy làm thế nào có thể tiếp tục tiến hành được, và nếu có tranh chấp hay kiện tụng thì cần phải làm những gì?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Căn cứ điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định về nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn như sau:

“1. Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó.

2. Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:

a) Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập”

d) Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:024.6294.9155

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.