Giám định thương tật ở đâu? Trình tự, thủ tục yêu cầu giám định?

Ngày gửi: 04/08/2020 lúc 11:31:12

Mã số: HTPL41981

Câu hỏi:

Tôi bị người khác đánh gẫy xương tầm cổ tay, xương bàn tay, và bị thâm tím ở mặt, ở ngực, phải nằm viện 8 ngày. Vậy xin luật sư tư vấn cho tôi tỷ lệ thương tật là bao nhiêu %.Tôi xin cảm ơn!

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Tỷ lệ thương tật là một trong những yếu tố quan trọng để xác định mức độ nguy hiểm của tội phạm, theo đó có thể bị truy tố theo Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 về tội cố ý, vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác.

Điều 4 Thông tư 20/2014/TT-BYT quy  định về phương pháp xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể như sau:

“1. Việc xác định tỷ lệ % TTCT được tính theo phương pháp cộng như sau: Tổng tỷ lệ % TTCT = T1 T2 T3 … Tn Trong đó:

a) T1: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ nhất: T1 được xác định là tỷ lệ % tổn thương nằm trong khung tỷ lệ các TTCT;

b) T2: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ hai: T2 = (100 – T1) x tỷ lệ % TTCT thứ 2/100; c) T3: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ ba: T3 = (100-T1-T2) x tỷ lệ % TTCT thứ 3/100;

d) Tn: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ n: Tn= {100-T1-T2-T3-…-T(n-1)} x tỷ lệ % TTCT thứ n/100.

2. Ví dụ: Ông Nguyễn Văn D được xác định có 03 tổn thương:

– Cụt 1/3 giữa cánh tay phải, khung tỷ lệ % TTCT từ 61 – 65%; – Mù mắt trái chưa khoét bỏ nhãn cầu, tỷ lệ % TTCT là 41%;

– Nghe kém trung bình hai tai mức độ I, tỷ lệ % TTCT từ 21 – 25%.

Áp dụng phương pháp nêu trên, tổng tỷ lệ % TTCT của ông Nguyễn Văn D được tính như sau:

– T1 = 63% (tỷ lệ % TTCT quy định tại Thông tư này từ 61-65%, giám định viên có thể đáng giá, xác định tỷ lệ % TTCT là 61%, 62%, 63%, 64% hoặc 65%. Ví dụ trường hợp này giám định viên lấy tỷ lệ TTCT là 63%).

– T2 = (100 – 63) x 41/100 % = 15,17 % (kết quả lấy đến hai chữ số thập phân).

 – T3: Nghe kém trung bình hai tai mức độ I, tỷ lệ % TTCT được quy định trong Thông tư này từ  21% – 25%. Giám định viên có thể đánh giá, xác định tỷ lệ % TTCT trong khoảng từ 21% đến 25%. Ví dụ trường hợp này giám định viên lấy tỷ lệ % TTCT là 22%, thì tỷ lệ % TTCT của ông D được tính là:

– T3 = (100 – 63 – 15,17) x 22/100% = 4,80%

Tổng tỷ lệ % TTCT của ông Nguyễn Văn D là : 63% 15,17 % 4,80% = 82,97 %, làm tròn số là 83%. 

Kết luận: Tỷ lệ TTCT của ông Nguyễn Văn D là 83%”

Trong trường hợp này, bạn mới chỉ nêu ra những thương tích của mình, đó là: gãy xương cổ tay, gãy xương bàn tay và thâm tím phần mềm. Như vậy chưa đủ căn cứ để tính chính xác mức độ thương tật của bạn.

Theo bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích được ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH

–  Gẫy, vỡ xương hoặc trật khớp cũ khớp xương cổ tay một bên:

) Di chứng ảnh hưởng ít đến động tác khớp cổ tay: 5% – 9%

)  Gây cứng khớp cổ tay: Áp dụng theo Mục 3.2

) Cổ tay ở tư thế cơ năng (0°): 21% – 25%

) Cổ tay ở tư thế gấp hoặc ngửa tối đa: 31% – 35%

) Cổ tay ở tư thế khác (không phải tư thế cơ năng hoặc gấp, ngửa tối đa): 26% – 30%

– Gẫy xương bàn tay

) Gẫy một – hai xương bàn tay, nếu bàn tay không bị biến dạng và không hạn chế chức năng bàn tay – ngón tay: 6% – 10%

) Gẫy trên hai xương bàn tay, hoặc trường hợp gẫy can xương xấu, bàn tay biến dạng, ảnh hưởng nhiều đến chức năng bàn tay, ngón tay: 16% – 20%

) Mất đoạn xương nhiều xương bàn tay làm bàn tay biến dạng và gây hạn chế chức năng nhiều: 21% – 25%

Sau khi đối chiếu với những thương tích cũng như hệ quả mà những thương tích gây ra, bạn có thể áp dụng công thức tại điều 4 Thông tư 20/2014/TT-BYT để tự tính tỉ lệ thương tật của mình. Hoặc để có thể xác định một cách chính xác nhất, bạn có thể làm thủ tục yêu cầu giám định thương tật.

5. Xác định tỷ lệ thương tật? Tỷ lệ thương tật là bao nhiêu?

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.