Hậu quả khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
Ngày gửi: 14/10/2020 lúc 11:31:12
Câu hỏi:
Chào Luật sư, tôi muốn nhờ Luật sư tư vấn cho tôi vụ việc như sau: tôi là công nhân của một công ty may tại Hưng Yên. Vừa qua, mẹ tôi bị bệnh nặng nên tôi xin phép công ty nghỉ để chăm mẹ ốm và công ty đã đồng ý. Thế nhưng, khi sắp hết hạn nghỉ phép thì công ty lại thông báo chấm dứt hợp đồng với tôi. Vậy Luật sư cho tôi hỏi, công ty làm như vậy có đúng hay không? Mong luật sư tư vấn giúp để tôi đòi lại công bằng!
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Điều 35,36,37 Bộ Luật lao động năm 2019 quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động và người sử dụng lao động. Nếu người lao động hoặc người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng không tuân theo các quy định tại các Điều trên sẽ được coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
Đối chiếu quy định này vào trường hợp của bạn, có thể thấy việc bạn nghỉ để chăm mẹ ốm được xếp vào trường hợp nghỉ việc riêng và đã được người sử dụng lao động đồng ý. Do vậy, việc công ty bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với bạn trong trường hợp này là trái với quy định tại Điều 37 Bộ luật lao động năm 2019.
Theo quy định tại Điều 39 Bộ luật lao động, hành vi của người sử dụng lao động của bạn là hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam