Hiểu như thế nào về đi sai làn
Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Khoản 7 Điều 3 Luật giao thông đường bộ 2008 định nghĩa: “Làn đường là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có bề rộng đủ để cho xe chạy an toàn.”
Điều 13 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:
“Điều 13. Sử dụng làn đường
1. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.
2. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.
Do đó, mỗi làn chỉ cho phép một số loại phương tiện giao thông nhất định đi trên đó, ví dụ: Làn dành riêng cho xe gắn máy, làn dành riêng cho ô tô tải… Nếu người điều khiển phương tiện là xe gắn máy đi vào làn đường dành cho ô tô thì được coi là đi sai làn đường.
Ở ngã 3 hoặc ngã tư các dòng phương tiện thường được phân luồng theo hướng: Luồng cho xe rẽ phải, luồng cho xe rẽ trái, luồng cho xe đi thẳng, luồng cho xe rẽ phải. Điều này giúp tránh xung đột giao thông bằng vạch kẻ đường và mũi tên chỉ hướng đi trên mỗi phân đường cùng biển báo 411 (biển chỉ dẫn cho người lái xe biết số lượng làn đường trên mặt đường và hướng đi trên mỗi làn theo vạch kẻ đường. Theo Quy chuẩn 41:2016/BGTVT thì vạch 9.3: " (Vạch mũi tên chỉ hướng trên mặt đường) được sử dụng để chỉ hướng xe phải đi. Mũi tên chỉ hướng chủ yếu sử dụng ở các nút giao thông có tách nhập làn và trên đường có nhiều làn xe. Mũi tên cũng có thể được sử dụng cho các phần đường xe chạy một chiều để xác nhận hướng giao thông".
Như vậy, trường hợp của bạn không được coi là đứng sai làn. Bạn điều khiển phương tiện đi thẳng mà dừng lại ở làn đường có mũi tên rẽ phải là phạm lỗi “Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiêu, vạch kẻ đường.”
Vì bạn không nói rõ rằng bạn đi xe máy hay ô tô nên có hai trường hợp có thể xảy ra:
Nếu phương tiện bạn đang điều khiển là xe máy thì theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt như sau:
“1. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm a, Điểm d, Điểm đ, Điểm h Khoản 2; Điểm c, Điểm đ, Điểm h, Điểm m Khoản 3; Điểm c, Điểm d, Điểm g, Điểm i Khoản 4; Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm e Khoản 5; Điểm b Khoản 7; Điểm a Khoản 8; Điểm d Khoản 9 Điều này;
c) Không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”;
d) Chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho: Người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ; xe thô sơ đang đi trên phần đường dành cho xe thô sơ;
đ) Chuyển hướng không nhường đường cho: Các xe đi ngược chiều; người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ;
e) Lùi xe mô tô ba bánh không quan sát hoặc không có tín hiệu báo trước;
g) Sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều;
h) Chở người ngồi trên xe sử dụng ô (dù);
i) Không tuân thủ các quy định về nhường đường tại nơi đường giao nhau, trừ các hành vi vi phạm quy định tại các Điểm d Khoản 2, Điểm b Khoản 3 Điều này.
Quy định dành cho xe bán tải…4. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
g) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; không đúng phần đường, làn đường quy định hoặc điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà;"
Như vậy, với phương tiện là xe máy, với lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiêu, vạch kẻ đường bạn có thể bị phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng còn với lỗi sai làn đường bạn có thể bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155
Nếu phương tiện điều khiển là ô tô thì theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP thì:
"Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm a, Điểm g, Điểm h, Điểm i, Điểm k, Điểm l Khoản 2; Điểm a, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm k Khoản 3; Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm đ, Điểm h, Điểm i Khoản 4; Điểm a Khoản 5; Điểm b, Điểm c, Điểm đ Khoản 6; Điểm a, Điểm c Khoản 7; Điểm a, Điểm đ Khoản 8 Điều này;
…4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng, đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi sau đây:
c) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định; điều khiển xe đi qua dải phân cách cứng ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà;"
Do đó, nếu phương tiện là ô tô với lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiêu, vạch kẻ đường thì bạn sẽ bị phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng còn với lỗi sai làn đường bạn có thể bị phạt từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam