Hỏi cung trái pháp luật? Tội bức cung theo Điều 374 BLHS 2015?

Ngày gửi: 17/08/2020 lúc 11:31:12

Mã số: HTPL42112

Câu hỏi:

Tôi muốn nhờ luật sư tư vấn giúp là gần đây đọc báo nhiều thấy người ta nói trong quá trình tạm giam là hay bị đánh đập. Tôi muốn hỏi luật sư làm thế nào trong quá trình tạm giam bảo vệ được quyền lợi của mình, không bị đánh đập ép cung mớm cung. Tôi xin chân thành cảm ơn ạ!

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Mớm cung, dụ cung, ép cung, nhục hình trong quá trình giải quyết vụ án hình sự là vi phạm pháp luật .

Luật nghiêm cấm những hành động này thể hiện qua Điều 6 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 về bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân:

“Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.

Việc bắt và giam giữ người phải theo quy định của Bộ luật này.

Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình”.

Để bảo vệ cho mình thì bị can, bị cáo có quyền bào chữa hoặc nhờ luật sư bào chữa theo Điều 11 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 về bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo:

“Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa.

Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án có nhiệm vụ bảo đảm cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ theo quy định của Bộ luật này”.

Do đó những bản cung có sự tham gia của người  bào chữa, như luật sư, kiểm sát viên cho bị can trong giai đoạn điều tra sẽ khắc phục được tình trạng này và đảm bảo sự vô tư khách quan trong quá trình điều tra.Vì vậy cần mời luật sư bào chữa cho mình.Do luật sư có quyền tham gia hỏi cung bị can trong quá trình điều tra vụ án của cơ quan điều tra nên việc có mặt luật sư trong các buổi lấy lời khai người bị tạm giữ, hỏi cung bị can không những giúp cho họ tự tin hơn trong khai báo mà còn ngăn ngừa sự vi phạm từ phía cơ quan tiến hành tố tụng, tránh tình trạng khi ra toà có sự phản cung, khiếu nại về việc dùng nhục hình, bức cung, mớm cung.

 Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm việc dùng nhục hình, nếu xảy ra việc mớm cung, dụ cung, ép cung, những hành vi này, tuỳ theo mức độ vi phạm, nhẹ là kỷ luật, nặng thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật tố tụng hình sự 2015  có các điều (Điều 298: Tội dùng nhục hình; Điều 299: Tội bức cung) để xử lý những người tiến hành tố tụng vượt quá giới hạn pháp luật cho phép trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.