Hỏi đáp pháp luật
Câu hỏi: Chào luật sư. Gia đình tôi có 3 người con trong đó hai chị tôi đã lấy chồng. Bố tôi mất năm ngoái do tai nạn giao thông, không để lại di chúc. Miếng đất gia đình tôi đang ở là do bố được ông bà cho để lấy vợ và chỉ đứng tên một mình bố tôi. Hiện nay gia đình tôi đang làm thủ tục nhận di sản thừa kế bố tôi để lại và muốn sang tên mảnh đất đó cho tôi và mẹ đứng tên. Vậy cho tôi hỏi việc thừa kế và sang tên nhà đất trong trường hợp của gia đình tôi có phải đóng thuế phí gì không? Tôi xin cảm ơn.
Câu hỏi: Không để lại di sản thừa kế cho con đẻ, để lại hết cho con nuôi được không? Trường hợp nào con đẻ không được hưởng thừa kế? Con nuôi không được thừa kế.
Câu hỏi: Nên lập di chúc hay nên lập hợp đồng tặng cho tài sản? Người có tài sản để lại cho con thì lập di chúc hay lập hợp đồng tặng cho tài sản thì có lợi hơn?
Câu hỏi: Thế nào là di chúc hợp pháp? Đã có di chúc có được chia thừa kế theo pháp luật không? Nếu có di chúc hợp pháp, di sản thừa kế sẽ ưu tiên chia theo di chúc?
Câu hỏi: Người nào đương nhiên được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào di chúc? Người không có tên trong di chúc có được hưởng thừa kế không?
Câu hỏi: Di chúc được công bố khi nào? Di chúc được thực hiện bởi những ai? Ai là người có trách nhiệm bảo quản và thực hiện di chúc?
Câu hỏi: A sinh B được 20 ngày tuổi thì bố chồng A mất. Trước khi mất ông nội có viết di chúc để lại cho cháu B một phần tài sản của mình là một mảnh đất 150m2 mặt phố tại Hà Nội. Tuy nhiên các thành viên trong gia đình không đồng ý với việc chia thừa kế này và cho rằng cháu B còn quá nhỏ, chưa có năng lực pháp luật dân sự. Vậy, vợ chồng A muốn biết bé B con của họ 20 ngày tuổi theo quy định pháp luật thì có năng lực hành vi dân sự và có quyền được hưởng thừa kế từ ông nội hay chưa?
Câu hỏi: Di sản thừa kế là gì? Thời điểm mở thừa kế? Thời hiệu hưởng thừa kế? Những điểm cần lưu ý về cách tính thời hiệu hưởng thừa kế và thời điểm mở thừa kế.
Câu hỏi: Ông nội tôi mất năm 1980, có để lại 1 căn nhà, không di chúc. Ông tôi có 02 người con là ba tôi (mất năm 2010) và cô tôi (mất năm 2018). Ba tôi có một người con là tôi – đang ở căn nhà ông để lại. Cô tôi có 02 người con, trong đó có một người ở nước ngoài. Như vậy, thời hiệu khởi kiện có tính yếu tố nước ngoài không, vì nếu tính yếu tố nước ngoài thì gần như trường hợp này là 50 năm (từ năm 1980 đến năm 2030) rất dài so với thời hiệu theo Bộ luật dân sự năm 2015. Cả ba và cô tôi đều sinh sống ở Việt Nam cho đến khi mất.
Câu hỏi: Xin chào luật sư! Tôi có một vấn đề mong luật sư tư vấn giúp tôi. Hiện nay gia đình tôi đang ở trên mảnh đất mẹ chồng tôi mua của chính quyền xã tôi từ năm 1989, mảnh đất đó đến nay vẫn chưa được cấp sổ đỏ, hàng năm gia đình tôi vẫn đóng thuế đất ở đầy đủ. Năm 2015 mẹ chồng tôi không may mắc bệnh và qua đời, mọi giấy tờ liên quan đến đất ở cũng như các giấy tờ khác đều bị thất lạc. Hiện tại gia đình tôi có chồng tôi con tôi và tôi. Bố mẹ đẻ, bố mẹ chồng, chồng của mẹ tôi đều đã qua đời. Mẹ chồng tôi sinh được chồng tôi và em chồng tôi, em chồng tôi đã lấy chồng. Vậy tôi xin được hỏi: Bây giờ gia đình tôi muốn làm sổ đỏ cho mảnh ...
Câu hỏi: Vui lòng giải đáp giúp em ạ. Bà em có nhu cầu làm di chúc nhưng không muốn cho các con biết, nên em lập di chúc cho bà, và di chúc đó đủ điều kiện là di chúc hợp pháp theo hình thức di chúc bằng văn bản gõ máy, có chữ kí và điểm chỉ. Vậy khi bà em mất thì di chúc đó có hiệu lực trước pháp luật để thực hiện theo hay không? Nếu như là đi làm di chúc công chứng thì làm sao ạ, cần những giấy tờ gì ạ? Mong được giải đáp ạ, em cảm ơn
Câu hỏi: Chào luật sư, mẹ tôi đã mất có để lại thửa đất cho các con nhưng không để lại di chúc. tôi đang muốn làm thủ tục chuyển quyền thừa kế di sản cho các anh chị em là con của mẹ tôi. Nhưng thửa đất lại nằm khác địa bàn mẹ tôi cư trú. Luật sư cho tôi hỏi khi làm công chứng thừa kế có cần phải niêm yết cả hai nơi không? Ngoài tiền thù lao cho công chứng theo quy định tôi có phải trả tiền lệ phí niêm yết không? Nếu có là bao nhiêu? Xin cám ơn luật sư tư vấn giúp.
Câu hỏi: Xem thêm: Làm giấy khai sinh cho con ngoài giá thú Tôi sinh sống không có hôn thú với một người đàn ông và có một đứa con gái dưới 18 tuổi. Vào tháng 05/2015, người đó mất và viết di chúc để lại toàn bộ tài sản trị giá khoảng 3 tỉ đồng cho người vợ và hai đứa con. Tôi đã yêu cầu người vợ đó chia thừa kế cho con tôi nhưng bà không đồng ý. Tôi muốn hỏi theo pháp luật thì con gái tôi có được hưởng thừa kế không?
Câu hỏi: Xin luật sư tư vấn giúp em về tài sản thừa kế. Bà ngoại em có 5 người con, trong đó 1 người chết trước ngoại (người này có 2 người con). Nay ngoại mới mất mà không để lại di chúc. Xin luật sư cho hỏi theo luật thừa kế thế vị thì tài sản vẫn chia đều cho 5 người con phải không? Trong 5 người con trên, có một người cũng đã già yếu (65 tuổi) và hiện vẫn chưa lập gia đình, không có con cái. Nếu tương lai người này chết đi thì phần tài sản của người này ai sẽ được hưởng? Và người này có quyền viết di chúc phần tài sản hưởng thừa kế từ ngoại hay không (nếu mất trước khi kê khai thừa kế từ ngoại)? Xin cảm ơn luật sư.
Câu hỏi: Ông A và bà B là vợ chồng hợp pháp, có tài sản chung là 600 triệu đồng. Bà B có tài sản riêng 180 triệu đồng. Hai người có hai con chung là C (17 tuổi) và D (15 tuổi). Bà B có con riêng là E (20 tuổi, không bị bệnh tâm thần và có khả năng lao động). Năm 2005 bà B chết vì tai nạn giao thông. Bà B đã lập di chúc hợp pháp cho M (em họ) 100 triệu đồng, cho quỹ từ thiện 200 triệu đồng. Hãy chia thừa kế khi bà B chết.Xem thêm: Đã lập di chúc, có được chia di sản thừa kế theo pháp luật không?
Đang xem kết quả 406 đến 420 trong 23.997 hỏi đáp.
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691