Hỏi về các tội xâm phạm quyền sở hữu
Ngày gửi: 12/02/2018 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 139 BLHS 1999, là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác bằng thủ đoạn gian dối. Quan điểm này cho rằng việc B trò chuyện cùng A chính là thủ đoạn gian dối, bởi lẽ thực chất B muốn chiếm đoạt chiếc dây chuyền của A nhưng lại giả vờ bằng việc trò chuyện với A, cháu A tưởng B muốn hỏi thông tin thật nên đã tin và trả lời lại, không tập trung nên đã tạo cơ hội cho B chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, việc B liên tiếp hỏi A các câu hỏi về tên, tuổi, địa chỉ… cho dù là thủ đoạn gian dối cũng không phải là hành vi khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, mà chỉ là hành vi để tiếp cận tài sản, tạo thuận lợi để sau đó mới thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Chiếc dây chuyền bị chiếm đoạt trong tình trạng A không hề hay biết, vì vậy, càng không phải A vì tin tưởng B mà tự nguyện đem chiếc dây chuyền của mình đưa cho B. Vậy nên, B không phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Về quan điểm cho rằng B phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản:
Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 137, BLHS 1999, là lợi dụng chủ tài sản không có điều kiện ngăn cản công nhiên chiếm đoạt tài sản của họ. Trong tình huống trên, có thể có lập luận rằng, B đã tiến hành chiếm đoạt tài sản ở nơi công cộng (cổng trường học), và có thể, B cũng không che giấu hành vi chiếm đoạt của mình trước sự quan sát của rất nhiều người xung quanh, vậy nên, hành vi của B là công nhiên chiếm đoạt. Tuy nhiên, cần xem xét kỹ rằng, A mới là chủ tài sản và người trực tiếp quản lý tài sản trong thời điểm này, mà A lại không hề biết rằng mình bị tháo mất dây chuyền, cũng không hề biết mục đích và hành vi chiếm đoạt của B, cho nên, không thể cho rằng B đã chiếm đoạt tài sản một cách công khai. Vì vậy, B không phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.
Về quan điểm B phạm tội cướp giật tài sản:
Tội cướp giật tài sản, được quy định tại Điều 136, BLHS 1999, là hành vi nhanh chóng chiếm đoạt tài sản một cách công khai. Như vậy có thể thấy, hành vi của B vừa không thỏa mãn dấu hiệu công khai, vừa không thỏa mãn dấu hiệu nhanh chóng, vậy nên B không phạm tội cướp giật tài sản.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155
Tội trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang có chủ và thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 138 BLHS. Hành vi chiếm đoạt được coi là lén lút nếu được thực hiện bằng hình thức mà hình thức đó có khả năng không cho phép chủ tài sản biết có hành vi chiếm đoạt khi hành vi này xảy ra. Ý thức chủ quan của người phạm tội cũng là lén lút nếu khi thực hiện hành vi chiếm đoạt người phạm tội có ý thức che giấu hành vi đang thực hiện của mình. Tuy nhiên, việc che giấu này chỉ đòi hỏi đối với chủ tài sản. Đối với những người khác, ý thức chủ quan của người trộm cắp tài sản có thể vẫn là công khai.
Như vậy, trong trường hợp này, chiếc dây chuyền của A là tài sản đang có chủ, đang thuộc sự chiếm hữu và quản lý của A. Thêm vào đó, chiếc dây chuyền vàng đó trị giá 5 triệu đồng, phù hợp với điều kiện tại Điều 138 (tài sản trộm cắp có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên). Và quan trọng hơn cả là dấu hiệu lén lút: có thể rằng B không có ý định che giấu đối với những người xung quanh khi đã thực hiện hành vi ở nơi đông người, tuy nhiên, ý thức chủ quan của B là lén lút đối với chủ tài sản là A, vì không muốn A biết được hành vi chiếm đoạt của mình, nên B mới dùng thủ đoạn “trò chuyện” để đánh lạc hướng chú ý của cháu bé. Thực tế khách quan là B đã chiếm đoạt được chiếc dây chuyền mà A không hề hay biết.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 024.6294.9155 để được giải đáp.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam