Hỏi về chế độ trợ cấp mất sức lao động năm 2017
Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Thứ nhất, về việc cơ quan bảo hiểm xã hội Thanh Hóa cắt chế độ trợ cấp mất sức hàng tháng:
– Cơ sở pháp lý: Điều 1, Điều 2 Quyết định số 60-HĐBT ngày 01 tháng 3 năm 1990.
Theo quy định pháp luật, trường hợp là thương binh đang hưởng chế độ trợ cấp mất sức hàng tháng mà đã hết hạn trợ cấp theo quy định thì được tiếp tục trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.
Như vậy, khi bạn nghỉ việc hưởng chế độ trợ cấp mất sức hàng tháng thì thời gian bạn được hưởng sẽ bằng 1/2 thời gian công tác đã quy đổi. Sau khi hết thời gian đó, bạn vẫn được tiếp tục hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng mà không bị cắt trợ cấp theo quy định tại Điều 2 Quyết định 60-HĐBT.
Cơ quan bảo hiểm xã hội Thanh Hóa cắt chế độ trợ cấp mất sức lao động hàng tháng của bạn là vi phạm pháp luật. Bạn có thể gửi đơn kiến nghị tới cơ quan bảo hiểm xã hội Thanh Hóa để được giải quyết.
Thứ hai, giám định lại thương tật:
Căn cứ pháp lý: Điều 20, Điều 21 Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH.
Theo như bạn trình bày, vết thương cũ đã giám định của bạn tái phát, nay bạn muốn đi giám định lại thì thủ tục giám định lại thương tật do vết thương cũ tái phát được thực hiện như sau:
– Bạn làm đơn đề nghị giám định lại thương tật gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội kèm bản sao bệnh án điều trị vết thương tái phát. Trường hợp bác phải phẫu thuật thì bác cần gửi đơn này kèm theo phiếu phẫu thuật.
– Trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ trên, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ đối chiều hồ sơ đang lưu tại Sở, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm định. Hồ sơ thẩm định gồm có:
Đơn đề nghị giám định lại thương tật
Bản sao bệnh án điều trị vết thương tái phát của bệnh viện cấp huyện trở lên, trường hợp bác phải phẫu thuật thì sẽ kèm theo phiếu phẫu thuật của bệnh viện cấp huyện trở lên
Bản sao giấy chứng nhận bị thương
Bản sao biên bản của các lần giám định trước
Công văn đề nghị của ủy Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
– Trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ trên, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định và trả kết quả đến Sở Lao động Thương binh và Xã hội
– Nếu bạn đủ điều kiện để được giám định lại thì trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận được kết quả thẩm định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Lao động Thương binh và Xã hội sẽ giới thiệu bác ra Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền để tiến hành giám định lại.
– Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền tổ chức giám định và xác định lại tỉ lệ thương tật cho bạn.
Nếu bạn muốn giám định các vết thương còn sót trước đây chưa được giám định thì hồ sơ bao gồm:
– Đơn đề nghị giám định vết thương còn sót
– Bản sao giấy chứng nhận bị thương
– Bản sao biên bản của các lần giám định trước
– Kết quả chụp, chiếu kèm chuẩn đoán của bệnh viện cấp huyện trở lên đối với trường hợp còn sót mảnh kim khí trong cơ thể bác
– Phiếu phẫu thuật của bệnh viện cấp huyện trở lên đối với trường hộ đã phẫu thuật lấy dị vật
Thủ tục giám định vết thương còn sót như sau:
– Bạn làm đơn đề nghị giám định vết thương còn sót gửi tới Sở Lao động Thương binh và Xã hội
– Trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ trên, Sở Lao động Thương binh và Xã hội có trách nhiệm đối chiếu, sao hồ sơ gốc đang lưu tại Sở để giới thiệu bác ra Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền để tiến hành giám định vết thương còn sót.
Kết luận: Cơ quan bảo hiểm xã hội cắt chế độ trợ cấp mất sức lao động hàng tháng của bạn là vi phạm quy định pháp luật. Vết thương đã giám định cùng một số vết thương khác của bạn chưa giám định, nay bạn có thể thực hiện thủ tục giám định lại.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam