Hỏi về điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng
Ngày gửi: 15/01/2020 lúc 11:31:12
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
1. Căn cứ pháp lý
Thông tư 17/2016/TT -BXD ngày 30 tháng 06 năm 2016
Nghị định 59/2015/NĐ – CP ngày 18 tháng 06 năm 2015
2. Nội dung tư vấn:
Dựa theo thông tin bạn cung cấp thì hiện nay bạn đang muốn được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát công trình xây dựng dân dụng và công nghệ. Để giải đáp thắc mắc của bạn, cần xem xét các điều kiện sau:
Trước hết, chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng được cấp trong các lĩnh vực như: giám sát công tác xây dựng và hoàn thiện; giám sát công tác lắp đặt thiết bị công trình, giám sát công tác lắp đặt thiết bị công nghệ.
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Thông tư 17/2016/TT-BXD thì để được cấp giấy chứng chỉ hành nghề giám sát công trình xây dựng thì bạn phải đáp ứng các điều kiện về trình độ chuyên môn và thời gian kinh nghiệm để được cấp chứng chỉ, cụ thể
“Điều 16. Trình độ chuyên môn và thời gian kinh nghiệm
Trên cơ sở nguyên tắc quy định tại Điều 6 Thông tư này và hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề, Hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề xem xét, đánh giá năng lực thực tế đối với từng lĩnh vực dưới đây để Chủ tịch Hội đồng quyết định, cụ thể:
…4. Đối với lĩnh vực hành nghề giám sát thi công xây dựng
a) Giám sát công tác xây dựng: cá nhân có trình độ đào tạo thuộc chuyên ngành xây dựng công trình, khi có đủ thời gian và kinh nghiệm thực tế tham gia thiết kế, thi công, giám sát công tác xây dựng công trình loại nào theo quy định tại Khoản 2 Điều 49 Nghị định 59/CP thì được xét cấp chứng chỉ hành nghề giám sát công tác xây dựng công trình loại đó.
b) Giám sát “lắp đặt thiết bị công trình” và “lắp đặt thiết bị công nghệ”: cá nhân có trình độ đào tạo thuộc chuyên ngành như điện, cơ khí, thông gió – cấp thoát nhiệt, cấp – thoát nước, Điều hòa không khí, mạng thông tin – liên lạc, phòng chống cháy – nổ công trình xây dựng và các chuyên ngành phù hợp khác, khi có đủ thời gian và kinh nghiệm tham gia giám sát các công việc thuộc các chuyên ngành này thì được xét cấp chứng chỉ hành nghề với nội dung giám sát “lắp đặt thiết bị công trình” hoặc “lắp đặt thiết bị công nghệ” hoặc cả hai nội dung này.”
Đồng thời, tại khoản 2 Điều 49 Nghị định 59/2015/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Nghị định 42/2017/NĐ-CP cũng có quy định điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng. Theo đó, tùy thuộc vào việc bạn muốn được xét cấp chứng chỉ hành nghề giám sát công tác xây dựng công trình loại nào thì ngoài trình độ đào tạo thì bạn còn phải đáp ứng các điều kiện về thời gian và kinh nghiệm thực tế tham gia thiết kế, thi công, giám sát công tác xây dựng công trình loại đó. Cụ thể:
– Đối với công trình hạng I: Đã làm giám sát trưởng hoặc đã trực tiếp giám sát thi công phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình cấp I hoặc 02 công trình cấp II cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;
– Đối với công trình hạng II: Đã làm giám sát trưởng hoặc đã trực tiếp giám sát thi công phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình cấp II hoặc 02 công trình cấp III cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;
– Đối với công trình hạng III: Đã trực tiếp giám sát thi công phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình cấp III hoặc 02 công trình cấp IV cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
Trong đó về phạm vi hoạt động với chứng chỉ hành nghề giám sát thi công công trình xây dựng được xác định theo các loại công trình, cụ thể:
“Điều 49. Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng
…3. Phạm vi hoạt động:
a) Hạng I: Được làm giám sát trưởng, trực tiếp giám sát thi công xây dựng tất cả các cấp công trình cùng loại được ghi trong chứng chỉ hành nghề;
b) Hạng II: Được làm giám sát trưởng, trực tiếp giám sát thi công xây dựng công trình từ cấp II trở xuống, tham gia giám sát một số phần việc của công trình cấp I cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề;
c) Hạng III: Được làm giám sát trưởng, trực tiếp giám sát thi công xây dựng công trình từ cấp III trở xuống, tham gia giám sát một số phần việc của công trình cấp II cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề.”
Xem xét trong trường hợp của bạn, bạn là người đã tốt nghiệp đại học, chuyên ngành kỹ sư xây dựng công trình. Mặc dù đã có 7 năm là kỹ sư xây dựng công trình cầu đường, nhưng hiện tại bạn mới tham gia thi công công trình xây dựng dân dụng và công nghệ và nhà cao tầng. Trường hợp của bạn, bạn không nói rõ, bạn muốn thực hiện thủ tục để xin cấp chứng chỉ hành nghề giám sát công trình xây dựng dân dụng và công nghệ hạng nào. Đồng thời, mặc dù bạn có thể đáp ứng điều kiện về trình độ đào tạo, nhưng bạn không nói rõ, bạn đã tham gia thi công, thiết kế, giám sát đối với những công trình thuộc hạng nào. Do thông tin bạn không nêu rõ nên bạn cần căn cứ vào tình hình thực tế của mình và các quy định của pháp luật được quy định tại Điều 16 Thông tư 17/2016/TT-BXD, và Điều 49 Nghị định 59/2015/NĐ-CP để có sự xác định cụ thể.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam