Hỏi về gây tai nạn gây chết người
Ngày gửi: 12/02/2018 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Thứ nhất, về hành vi gây tai nạn dẫn đến chết người của chồng bạn:
Theo quy định về Tội vi phạm qui định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ theo quy định tại Điều 202 Bộ Luật hình sự:
1.“Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm”.
2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;
b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;
c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3.Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
4.Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
5.Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.
Gia đình nạn nhân có đơn bãi nại. Bản chất của đơn bãi được hiểu là rút yêu cầu khởi kiện, có nghĩa là không còn thưa kiện nữa. Tuy nhiên, không phải mọi hành vi phạm tội, nếu có đơn bãi nại sẽ không bị xử lý hình sự, theo quy định của pháp luật chỉ những tội được quy định tại Khoản 1 Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự, khi phía nạn nhân có đơn bãi nại thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự nữa. Tội của chồng bạn không thuộc một trong các tội quy định Khoản 1 Điều 105 Bộ Luật tố tụng hình sự. Do vậy, dù phía gia đình nạn nhân có đơn bãi nại thì chồng bạn vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đã phạm.
Chồng bạn và phía công ty đã bồi thường cho gia đình nạn nhận và gia đình nạn nhân có đơn bãi nại đó sẽ được coi là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho chồng bạn.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 19006568
Thứ hai, Về việc chồng bạn có thể được chuyển về Tiền Giang để thụ lý án trong thời gian tạm giam không.
Trong trường hợp này, chồng bạn bị áp dụng biện pháp ngăn chặn đó là tạm giam.
Theo quy định của Điều 171 Bộ luật tố tụng hình sự: “Tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự là nơi tội phạm được thực hiện…”. Vụ án hình sự của chồng bạn thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án Quận Thủ Đức là nơi tội phạm xảy ra. Do đó, cơ quan điều tra vụ án Thẩm quyền điều tra vụ án hình sự này là cơ quan điều tra Quận Thủ Đức- TP.HCM (vì thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án). Vụ án của chồng bạn đang trong giai đoạn điều tra, thuộc thẩm quyền của cơ quan điều tra Quận Thủ Đức-TP.HCM. Như vậy theo quy định của pháp luật không thể chuyển thẩm quyền điều tra cho cơ quan điều tra thuộc tỉnh Tiền Giang được.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 19006568 để được giải đáp.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam