Hỏi về hành vi làm giả bản án của Tòa án
Ngày gửi: 12/02/2018 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 ban hành ngày 19/06/2014 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2015 quy định về đăng ký kết hôn: Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch. Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý. Như vậy việc kết hôn chỉ có giá trị pháp lý nếu được đăng ký theo quy định tại Điều 9.
Mọi nghi thức kết hôn không theo quy định này đều không có giá trị pháp lý. Nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng.
Theo thông tin bạn cung cấp thì hai người đã chung sống với nhau và có 2 đứa con nhưng lại không đăng ký kết hôn. Do đó theo quy định trên thì trường hợp của bạn sẽ không được công nhận là vợ chồng, nên bạn vẫn còn quyền kết hôn với người khác.
Tuy nhiên bạn làm giả một bản án của Tòa án giải quyết ly hôn cho bạn và vợ bạn, và mang bản án đó đi làm thủ tục đăng ký kết hôn với người khác. Khái niệm làm giả theo quy định pháp luật là hành vi làm giống như thật các loại con dấu, giấy tờ hiện đang được phép lưu hành hoặc làm ra các loại con dấu, giấy tờ mới hoàn toàn, chưa có loại tương tự trong đời sống. Những hành vi giả mạo này chỉ được coi là phạm tội khi các tài liệu, giấy tờ, con dấu giả được sử dụng vào một việc làm trái pháp luật, như để làm thủ tục đăng ký kết hôn, được vào biên chế, được đi nước ngoài, được hưởng chế độ ưu tiên…
Bạn đã có hành vi làm giả một bản án giái quyết ly hôn của Tòa án để mang bản án đó đi làm thủ tục đăng ký hôn hôn. Do vậy, hành vi làm giả bản án đó của bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức theo quy định tại Điều 267 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).
Điều 267 Bộ luật hình sự quy định về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức như sau:
“1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:
A) Có tổ chức;
B) Phạm tội nhiều lần;
C) Gây hậu quả nghiêm trọng;
D) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bốn năm đến bảy năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng”.
Ngoài ra, vì bạn là một công chức nên sẽ phải chịu hình thức xử lý kỷ luật đối với cán bộ công chức là bị buộc thôi việc vì đã có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155
Như vậy, bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức theo quy định tại Điều 267 Bộ luật hình sự và bị buộc thôi việc tại cơ quan nơi bạn đang làm việc.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 024.6294.9155 để được giải đáp.
Chuyên viên tư vấn: Nguyễn Thanh Hương
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam