Hỏi về quyền yêu cầu Tòa án ly hôn

Ngày gửi: 12/02/2018 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL35165

Câu hỏi:

Luật sư cho tôi hỏi: Tôi và chồng  tôi lấy nhau đến nay đã gần 20 năm nhưng anh ta thường xuyên có những hành vi đánh đập và đã được chính quyền địa phương can thiệp nhiều lần những chồng tôi vẫn không thay đổi tính nết. Nay tôi muốn ly hôn nhưng chồng tôi lại đe dọa nếu ly hôn thì anh sẽ đánh đập  tôi nhiều hơn và không cho tôi được làm đơn. Vậy, tôi phải làm thế nào để có thể ly hôn được với chồng tôi, bố mẹ tôi có thể nộp đơn xin ly hôn giúp tôi được không ạ? Mong luật sư tư vấn.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Theo quy định tại Điều 51 Luật hôn nhân và gia  đình năm 2014 quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn, theo đó:

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ”.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155

Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình thì nếu trong trường hợp của bạn mà bạn thường xuyên bị đánh đập tức là bạn là nạn nhân của bạo lực gia đình và bạn đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe nên trong trường hợp này bố, mẹ bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.