Hỏi về việc người nước ngoài gây tai nạn tại Việt Nam
Ngày gửi: 12/02/2018 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Trường hợp này đã làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng giữa bạn và người nước ngoài. Việt Nam chúng ta đã ký một số hiệp định tương trợ tư pháp với các nước để điều chỉnh vấn đề này. Cụ thể theo Điều 30 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Hungari quy định:
“Về trách nhiệm do gây thiệt hại, sẽ áp dụng pháp luật của nước ký kết nơi đã xảy ra hành vi gây thiệt hại. Tuy nhiên, nếu các đương sự thường trú trên lãnh thổ nước ký kết kia thì áp dụng pháp luật của nước ký kết kia.”
Như bạn đã trình bày ở trên, bạn và người đó ra đồn công an quận nơi bạn sinh sống nên chúng tôi hiểu bạn đang thường trú tại Việt Nam. Người nước ngoài thường trú tại Hungary. Do đó hai người không cùng thường trú trên cùng một lãnh thổ, trường hợp này trách nhiệm do gây thiệt hại sẽ áp dụng pháp luật của nơi đã xảy ra hành vi gây thiệt hại – pháp luật Việt Nam.
Theo khoản 1 Điều 604 Bộ luật dân sự 2005 (BLDS) về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại:
“1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.”
Ở đây người nước ngoài kia đã xâm phạm đến sức khỏe của bạn, gây ra thiệt hại đó là gãy chân, do đó, người đó phải có trách nhiệm bồi thường theo quy định tại Khoản 1 Điều 609 BLDS 2005 về thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm:
“1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.”
Trường hợp này, bạn tham gia giao thông và bị người khác gây thiệt hại, dù là lỗi vô ý hay cố ý thì người đó cũng phải bồi thường thiệt hại cho bạn. Vấn đề bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm trước hết do các bên thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường và phương thức bồi thường. Bạn có thể tham khảo quy định trên. Các chi phí này bạn phải có giấy tờ, hóa đơn, chứng từ và cơ sở thực tế để chứng minh.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 024.6294.9155 để được giải đáp.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam