- 1 Decree No. 08/2022/ND-CP dated January 10, 2022 on elaboration of several Articles of the Law on Environmental Protection
- 2 Decree No. 67/2018/ND-CP dated May 14, 2018 on elaborating on several articles of Law on irrigation
- 3 Decree No. 40/2023/ND-CP dated June 27, 2023 on amendments to several Articles of the Government’s Decree No. 67/2018/ND-CP elaborating on several Articles of the Law on Irrigation
- 1 Ordinance No. 01/2012/UBTVQH13 of March 22, 2012, on the consolidation of legal document
- 2 Constitution dated November 28, 2013 of the socialist republic of Vietnam
- 3 Decree No. 08/2022/ND-CP dated January 10, 2022 on elaboration of several Articles of the Law on Environmental Protection
- 4 Decree No. 67/2018/ND-CP dated May 14, 2018 on elaborating on several articles of Law on irrigation
- 5 Decree No. 40/2023/ND-CP dated June 27, 2023 on amendments to several Articles of the Government’s Decree No. 67/2018/ND-CP elaborating on several Articles of the Law on Irrigation
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/VBHN-BNNPTNT | Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2023 |
QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THỦY LỢI
Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2018, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Nghị định số 08/2022/NĐ-CP Ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 01 năm 2022;
Nghị định số 40/2023/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi, có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 8 năm 2023.
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi.[1]
Nghị định này quy định về phân loại, phân cấp công trình thủy lợi; năng lực của tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi; thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, gia hạn, Điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép đối với các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động liên quan đến thủy lợi trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hệ thống công trình thủy lợi là hệ thống bao gồm các công trình thủy lợi có liên quan trực tiếp với nhau về mặt khai thác và bảo vệ trong một khu vực.
2. Hồ chứa nước là công trình được hình thành bởi đập dâng nước và các công trình có liên quan để tích trữ nước có nhiệm vụ Điều tiết dòng chảy, cắt, giảm lũ, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dân sinh, phát điện và cải thiện môi trường.
3. Đập là công trình được xây dựng để dâng nước hoặc cùng các công trình có liên quan tạo hồ chứa nước.
4. Bờ bao thủy lợi là công trình phân vùng, ngăn nước để bảo vệ cho một khu vực.
5.[2] (được bãi bỏ)
PHÂN LOẠI VÀ PHÂN CẤP CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
Điều 4. Phân loại công trình thủy lợi [3]
Loại công trình thủy lợi quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật Thủy lợi được phân loại cụ thể như sau:
1. Đập, hồ chứa nước được phân loại theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.
2. Trạm bơm tiêu, trạm bơm tưới tiêu kết hợp:
a) Trạm bơm lớn là trạm bơm có tổng lưu lượng từ 72.000 m3/h trở lên;
b) Trạm bơm vừa là trạm bơm có tổng lưu lượng từ 3.600 m3/h đến dưới 72.000 m3/h;
c) Trạm bơm nhỏ là trạm bơm có tổng lưu lượng dưới 3.600 m3/h.
3. Trạm bơm tưới:
a) Trạm bơm lớn là trạm bơm có tổng lưu lượng từ 12.000 m3/h trở lên;
b) Trạm bơm vừa là trạm bơm có tổng lưu lượng từ 2.000 m3/h đến dưới 12.000 m3/h;
c) Trạm bơm nhỏ là trạm bơm có tổng lưu lượng dưới 2.000 m3/h.
4. Cống:
a) Cống lớn là cống có tổng chiều rộng thông nước:
Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long từ 20 m trở lên;
Đối với vùng còn lại từ 10 m trở lên.
b) Cống vừa là cống có tổng chiều rộng thông nước:
Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long từ 3 m đến dưới 20 m;
Đối với các vùng còn lại từ 1,5 m đến dưới 10 m.
c) Cống nhỏ là cống có tổng chiều rộng thông nước:
Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long dưới 3 m;
Đối với các vùng còn lại dưới 1,5 m.
d) Đối với các cống qua đập phân loại theo loại công trình đập, hồ chứa.
5. Hệ thống tiêu, thoát nước, tưới tiêu kết hợp:
a) Kênh, mương, rạch, tuynel, xi phông, cầu máng lớn là công trình có các thông số:
Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long có lưu lượng từ 50 m3/s trở lên hoặc có chiều rộng đáy kênh từ 20 m trở lên;
Đối với các vùng khác có lưu lượng từ 20 m3/s trở lên hoặc có chiều rộng đáy kênh từ 10 m trở lên.
b) Kênh, mương, rạch, tuynel, xi phông, cầu máng vừa là công trình có thông số:
Đối với vùng đồng bồng sông Cửu Long có lưu lượng từ 3 m3/s đến dưới 50 m3/s hoặc chiều rộng đáy kênh từ 5 m đến dưới 20 m;
Đối với các vùng khác có lưu lượng từ 1,5 m3/s đến dưới 20 m3/s hoặc chiều rộng đáy kênh từ 3 m đến dưới 10 m.
c) Kênh, mương, rạch, tuynel, xi phông, cầu máng nhỏ là công trình có các thông số:
Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long có lưu lượng dưới 3 m3/s hoặc chiều rộng đáy kênh dưới 5 m;
Đối với các vùng khác có lưu lượng dưới 1,5 m3/s hoặc chiều rộng đáy kênh dưới 3 m.
6. Hệ thống cấp, tưới nước:
a) Kênh, mương, rạch, tuynel, xi phông, cầu máng lớn là công trình có các thông số:
Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long có lưu lượng từ 20 m3/s trở lên hoặc có chiều rộng đáy kênh từ 10 m trở lên;
Đối với các vùng khác có lưu lượng từ 10 m3/s trở lên hoặc có chiều rộng đáy kênh từ 5 m trở lên.
b) Kênh, mương, rạch, tuynel, xi phông, cầu máng vừa là công trình có thông số:
Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long có lưu lượng từ 1 m3/s đến dưới 20 m3/s hoặc chiều rộng đáy kênh từ 1 m đến dưới 10 m;
Đối với các vùng khác có lưu lượng từ 0,5 m3/s đến dưới 10 m3/s hoặc chiều rộng đáy kênh từ 0,5 m đến dưới 5 m.
c) Kênh, mương, rạch, tuynel, xi phông, cầu máng nhỏ là công trình có các thông số:
Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long có lưu lượng dưới 1 m3/s hoặc chiều rộng đáy kênh dưới 1 m;
Đối với các vùng khác có lưu lượng dưới 0,5 m3/s hoặc chiều rộng đáy kênh dưới 0,5 m.
7. Đường ống:
a) Đường ống lớn là đường ống dẫn lưu lượng từ 1,5 m3/s trở lên hoặc có đường kính trong từ 1.000 mm trở lên;
b) Đường ống vừa là đường ống dẫn lưu lượng từ 0,025 m3/s đến dưới 1,5 m3/s hoặc có đường kính trong từ 100 mm đến dưới 1.000 mm;
c) Đường ống nhỏ là đường ống dẫn lưu lượng dưới 0,025 m3/s hoặc có đường kính trong dưới 100 mm.
8. Bờ bao thủy lợi:
a) Bờ bao lớn là bờ bao bảo vệ cho khu vực có diện tích từ 10.000 ha trở lên;
b) Bờ bao vừa là bờ bao bảo vệ cho khu vực có diện tích từ 500 ha đến dưới 10.000 ha;
c) Bờ bao nhỏ là bờ bao bảo vệ cho khu vực có diện tích dưới 500 ha.
9. Hệ thống công trình thủy lợi:
a) Hệ thống công trình thủy lợi lớn là hệ thống có nhiệm vụ tưới cho diện tích đất canh tác hoặc tiêu, thoát nước cho diện tích tự nhiên từ 20.000 ha trở lên;
b) Hệ thống công trình thủy lợi vừa là hệ thống có nhiệm vụ tưới cho diện tích đất canh tác hoặc tiêu, thoát nước cho diện tích tự nhiên từ 2.000 ha đến dưới 20.000 ha;
c) Hệ thống công trình thủy lợi nhỏ là hệ thống có nhiệm vụ tưới cho diện tích đất canh tác hoặc tiêu, thoát nước cho diện tích tự nhiên dưới 2.000 ha.
Điều 5. Phân cấp công trình thủy lợi
Phân cấp công trình thủy lợi để thiết kế công trình và để quản lý các nội dung khác được quy định trong các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các quy định của pháp luật có liên quan.
1. Cấp công trình thủy lợi được xác định theo nguyên tắc sau:
a) Xác định cấp công trình theo năng lực phục vụ, khả năng trữ nước của hồ chứa, đặc tính kỹ thuật và Điều kiện địa chất nền của các công trình trong cụm đầu mối. Cấp công trình thủy lợi là cấp cao nhất trong số các cấp xác định theo từng tiêu chí trên.
b) Cấp của công trình đầu mối được xác định là cấp của công trình thủy lợi. Cấp của hệ thống dẫn, chuyển nước nhỏ hơn hoặc bằng cấp công trình đầu mối và nhỏ dần theo sự thu hẹp phạm vi phục vụ. Cấp của hệ thống dẫn, chuyển nước cấp dưới nhỏ hom 01 cấp so với cấp của hệ thống dẫn, chuyển nước cấp trên.
2. Cấp của công trình thủy lợi được quy định cụ thể tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
QUY ĐỊNH VỀ NĂNG LỰC CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
Điều 6. Yêu cầu chung đối với tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi
1. Doanh nghiệp phải có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
2. Tổ chức thủy lợi cơ sở phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Có nội quy hoặc quy chế được cơ quan có thẩm quyền công nhận theo quy định của Luật Hợp tác xã, Bộ luật Dân sự và các quy định khác có liên quan;
b) Có tổ chức bộ máy, người vận hành có chuyên môn đáp ứng theo quy định của Nghị định này, phù hợp yêu cầu kỹ thuật, quy mô công trình thủy lợi được giao khai thác.
3. Cá nhân khai thác công trình thủy lợi phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm về các công việc mình thực hiện;
b) Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của công trình thủy lợi mà cá nhân đó thực hiện khai thác.
4. Việc bố trí, sử dụng lao động, trang thiết bị phục vụ quản lý vận hành công trình thủy lợi nhỏ phải đảm bảo an toàn, hiệu quả và theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 7. Yêu cầu về các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ của doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi
1. Doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi phải có các bộ phận sau:
a) Bộ phận chuyên trách về quản lý công trình;
b) Bộ phận chuyên trách về quản lý nước;
c) Bộ phận chuyên trách về quản lý kinh tế.
2. Ngoài quy định tại Khoản 1 Điều này, đối với các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ khác, phải có đơn vị chuyên trách để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ đó.
3. Các bộ phận chuyên môn quy định tại Khoản 1 Điều này, phải bố trí 70% số lượng cán bộ có trình độ đại học chuyên ngành phù hợp trở lên.
Điều 8. Yêu cầu về năng lực tối thiểu đối với tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước[4]
1. Đập, hồ chứa quan trọng đặc biệt: bố trí ít nhất 07 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi, trong đó có ít nhất 02 người có thâm niên quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước từ 05 năm trở lên và phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước.
2. Đập, hồ chứa nước lớn:
a) Đập, hồ chứa có dung tích trữ từ 50.000.000 m3 trở lên: bố trí ít nhất 05 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi, trong đó có ít nhất 02 người có thâm niên quản lý, vận hành đập, hồ chứa nước từ 05 năm trở lên và phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước;
b) Đập, hồ chứa có dung tích trữ từ 10.000.000 m3 đến dưới 50.000.000 m3: bố trí ít nhất 03 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi, trong đó có ít nhất 01 người có thâm niên quản lý, vận hành đập, hồ chứa nước từ 05 năm trở lên và phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước;
c) Đập, hồ chứa lớn còn lại, trừ đập, hồ chứa lớn quy định tại điểm a, điểm b khoản này: bố trí ít nhất 02 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi và phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước.
3. Đập, hồ chứa nước vừa:
a) Đập, hồ chứa có dung tích trữ từ 1.000.000 m3 đến dưới 3.000.000 m3: tổ chức, cá nhân khai thác phải có ít nhất 01 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi và phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước;
b) Đập, hồ chứa vừa còn lại, trừ đập, hồ chứa nước vừa quy định tại điểm a khoản này: tổ chức, cá nhân khai thác phải có ít nhất 01 cao đẳng chuyên ngành thủy lợi và phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước.
4. Đập, hồ chứa nước nhỏ: tổ chức, cá nhân khai thác phải có ít nhất 01 người có trình độ từ trung học phổ thông hoặc công nhân bậc 2 trở lên và phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước.
Điều 9. Yêu cầu về năng lực tối thiểu đối với tổ chức, cá nhân khai thác trạm bơm điện cố định[5]
1. Trạm bơm điện tiêu và tưới tiêu kết hợp loại lớn:
a) Trạm bơm điện có loại máy bơm công suất từ 11.000 m3/h trở lên: phải có ít nhất 01 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi và 01 kỹ sư chuyên ngành cơ điện có thâm niên quản lý, vận hành từ 03 năm trở lên;
b) Trạm bơm điện có loại máy bơm công suất từ 8.000 m3/h đến dưới 11.000 m3/h: phải có ít nhất 01 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi hoặc cơ điện có thâm niên quản lý, vận hành từ 02 năm trở lên;
c) Trạm bơm điện có loại máy bơm công suất từ 4.000 m3/h đến dưới 8.000 m3/h: phải có ít nhất 01 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi hoặc cơ điện có thâm niên quản lý, vận hành từ 01 năm trở lên.
2. Trạm bơm điện tiêu và tưới tiêu kết hợp loại vừa:
a) Trạm bơm điện có loại máy bơm công suất từ 11.000 m3/h trở lên: phải có ít nhất 01 cán bộ có trình độ cao đẳng chuyên ngành thủy lợi hoặc cơ điện có thâm niên quản lý, vận hành từ 03 năm trở lên;
b) Trạm bơm điện có loại máy bơm công suất từ 8.000 m3/h đến dưới 11.000 m3/h: phải có ít nhất 02 trung cấp chuyên ngành thủy lợi hoặc cơ điện có thâm niên quản lý, vận hành từ 03 năm trở lên;
c) Trạm bơm điện có loại máy bơm công suất từ 4.000 m3/h đến dưới 8.000 m3/h: phải có ít nhất 02 trung cấp chuyên ngành thủy lợi hoặc cơ điện có thâm niên quản lý, vận hành từ 03 năm trở lên;
d) Trạm bơm điện có loại máy bơm có công suất từ 1.000 m3/h đến dưới 4.000 m3/h: phải có ít nhất 01 trung cấp chuyên ngành thủy lợi hoặc cơ điện có thâm niên quản lý, vận hành từ 03 năm trở lên.
3. Trạm bơm điện tiêu và tưới tiêu kết hợp loại nhỏ:
a) Trạm bơm điện có loại máy bơm có công suất từ 1.000 m3/h đến dưới 4.000 m3/h: phải có ít nhất 01 công nhân chuyên ngành thủy lợi hoặc cơ điện có thâm niên quản lý, vận hành từ 02 năm trở lên;
b) Trạm bơm điện có loại máy bơm công suất từ 540 m3/h đến dưới 1.000 m3/h: phải có ít nhất 01 người vận hành có trình độ trung học cơ sở và có thâm niên quản lý, vận hành từ 01 năm trở lên.
4. Trạm bơm điện tưới:
a) Trạm bơm tưới loại lớn có tổng lưu lượng từ 72.000 m3/h trở lên thì áp dụng quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Trạm bơm tưới loại lớn có tổng lưu lượng từ 12.000 m3/h đến dưới 72.000 m3/h và trạm bơm tưới loại vừa có tổng lưu lượng từ 3.600 m3/h đến dưới 12.000 m3/h thì áp dụng quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Trạm bơm tưới loại vừa có tổng lưu lượng dưới 3.600 m3/h và trạm bơm tưới loại nhỏ áp dụng quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Ngoài số lượng cán bộ chuyên môn được quy định tại các khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều này, số lượng lao động khác đối với từng trạm bơm được xác định bằng định mức kinh tế - kỹ thuật được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
1. Đối với cống qua đê[6] sông cấp đặc biệt, cấp I, cấp II; các cống lớn ngăn sông[7] vận hành bằng điện:
a) Cống qua đê sông cấp đặc biệt, cấp I, cấp II; cống ngăn sông lớn vận hành bằng điện bố trí 01 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi, 01 kỹ sư cơ điện; 01 cán bộ có trình độ trung cấp cơ điện tại công trình đầu mối có thâm niên quản lý, vận hành từ 03 năm trở lên;
b) Thực hiện theo quy định của pháp luật về đê Điều.
2. Đối với cống khác có chiều rộng thoát nước từ 0,5 m trở lên; kênh, mương, rạch, tuynel, cầu máng có lưu lượng từ 0,3 m3/s trở lên hoặc chiều rộng đáy kênh từ 0,5 m trở lên; đường ống có lưu lượng từ 0,02 m3/s trở lên hoặc đường kính ống từ 150 mm trở lên, việc bố trí cán bộ, công nhân tùy thuộc quy mô và Mục tiêu hoạt động của công trình để bố trí cán bộ, công nhân có chuyên môn phù hợp, tối thiểu phải tốt nghiệp trung học phổ thông[8].
Điều 11. Đào tạo về quản lý, khai thác công trình thủy lợi[9]
1. Các cơ sở đào tạo có chức năng, nhiệm vụ, năng lực phù hợp được tổ chức các khóa đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao năng lực, nghiệp vụ cho các đối tượng làm công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi, quản lý đập.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, ban hành chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho các đối tượng làm công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi, quản lý đập làm cơ sở để các cơ sở đào tạo và địa phương tổ chức triển khai thực hiện.
Điều 12. Trách nhiệm tuân thủ yêu cầu năng lực trong khai thác công trình thủy lợi
1. Tổ chức, cá nhân tham gia khai thác công trình thủy lợi phải có năng lực phù hợp với quy mô, yêu cầu kỹ thuật của công trình theo quy định của Nghị định này; chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hậu quả, thiệt hại do việc không bảo đảm các yêu cầu về năng lực gây ra.
2. Định kỳ 05 năm, cá nhân trực tiếp làm nhiệm vụ quản lý, vận hành công trình thủy lợi, quản lý vận hành đập, hồ chứa nước phải tham gia lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao năng lực quản lý, vận hành công trình thủy lợi, quản lý, vận hành đập, hồ chứa nước.
3[10]. Đối với các tổ chức được giao khai thúc nhiều công trình đầu mối, nhân sự quản lý, khai thác được phép bố trí làm việc kiêm nhiệm nhưng phải đảm bảo quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo pháp luật lao động và đảm bảo đủ năng lực để vận hành, khai thác các công trình được giao.
4. Ngoài việc đáp ứng yêu cầu năng lực quy định tại Nghị định này, tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi có sản xuất, kinh doanh hoạt động khác phải bảo đảm yêu cầu năng lực đối với ngành nghề kinh doanh đó theo quy định của pháp luật có liên quan.
5. Cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về thủy lợi kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về năng lực đối với các tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi quy định tại Nghị định này.
CẤP GIẤY PHÉP CHO CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
Điều 13. Giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi
Giấy phép cấp cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, gồm:
1. Xây dựng công trình mới;
2. Lập bến, bãi tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện;
3. Khoan, đào khảo sát địa chất; thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khai thác nước dưới đất;
4.[11] (được bãi bỏ)
5. Trồng cây lâu năm;
6. Hoạt động du lịch, thể thao, nghiên cứu khoa học, kinh doanh, dịch vụ;
7. Hoạt động của phương tiện thủy nội địa, phương tiện cơ giới, trừ xe mô tô, xe gắn máy, phương tiện thủy nội địa thô sơ;
8. Nuôi trồng thủy sản;
9. Nổ mìn và các hoạt động gây nổ khác;
10. Xây dựng công trình ngầm.
Điều 14. Nguyên tắc cấp phép[12]
1. Bảo đảm an toàn công trình thủy lợi và công trình được cấp phép, bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi; không ảnh hưởng đến nhiệm vụ của công trình thủy lợi, bảo đảm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan; phù hợp với nguyên tắc sử dụng công trình đa mục tiêu, sử dụng tổng hợp đất đai, quản lý, khai thác, bảo vệ tài nguyên nước theo quy định tại Luật Thủy lợi, Luật Đất đai, Luật Tài nguyên nước và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
2. Đúng thẩm quyền, đúng đối tượng và trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
3. Đối với nhiều hoạt động thuộc cùng một dự án do tổ chức, cá nhân đầu tư từ giai đoạn xây dựng công trình đến giai đoạn khai thác, sử dụng thuộc thẩm quyền cấp phép của một cơ quan thì cấp một giấy phép.
4. Đối với các dự án bảo trì, sửa chữa, nâng cấp, hiện đại hóa hoặc bổ sung hạng mục vào công trình thủy lợi hiện có do chủ sở hữu công trình thủy lợi quyết định chủ trương đầu tư thì không phải xin giấy phép.
Việc cấp giấy phép đối với các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi phải căn cứ:
1. Nhiệm vụ, hiện trạng công trình thủy lợi.
2. Quy hoạch thủy lợi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; trường hợp chưa có quy hoạch thủy lợi được duyệt thì căn cứ vào thiết kế của công trình thủy lợi và bảo đảm không ảnh hưởng đến an toàn và vận hành công trình thủy lợi.
3. Tình hình thực hiện các quy định trong giấy phép đã cấp của tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn giấy phép.
Điều 16. Thẩm quyền cấp, cấp lại, gia hạn, Điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép cho các hoạt động quy định tại Điều 13 Nghị định này [14]
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép đối với các hoạt động quy định tại khoản 1, khoản 3, khoản 9, khoản 10 Điều 13 Nghị định này trong phạm vi bảo vệ công trình do Bộ quản lý.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép đối với các hoạt động quy định tại Điều 13 Nghị định này trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 17. Cơ quan tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép
1. Cục Thủy lợi[15] thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Điều 18. Thời hạn của giấy phép
1. Giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi có thời hạn tối đa là 05 năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối đa là 03 năm.
2.[16] Cơ quan cấp giấy phép quyết định việc thay đổi thời hạn của giấy phép trong trường hợp công trình thủy lợi có nguy cơ mất an toàn; hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình ảnh hưởng đến vận hành công trình
Giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi bao gồm các nội dung sau:
1. Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép;
2. Tên hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
3.[17] Phạm vi đề nghị cấp phép cho hoạt động;
4.[18] Quy mô, công suất, thông số chủ yếu của các hoạt động đề nghị cấp phép;
5. Thời hạn của giấy phép;
6. Các yêu cầu đối với hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi để bảo đảm an toàn công trình, bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân liên quan;
7. Quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép.
Điều 20. Điều chỉnh nội dung giấy phép
1. Các nội dung quy định trong giấy phép được Điều chỉnh, gồm:
a) Phạm vi hoạt động;
b) Quy mô, công suất, thông số chủ yếu của các hoạt động đề nghị cấp phép;
c)[19] (được bãi bỏ)
2. Thủ tục Điều chỉnh:
Trong thời hạn sử dụng giấy phép, tổ chức, cá nhân đề nghị Điều chỉnh nội dung giấy phép cho hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi lập hồ sơ Điều chỉnh và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 16 Nghị định này.
Điều 21. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
2. Thời hạn cấp giấy phép:
a) Đối với các hoạt động quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 10 Điều 13 Nghị định này:
Trong thời hạn 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ Điều kiện thì cấp giấy phép; trường hợp không đủ Điều kiện thì thông báo lý do không cấp giấy phép.
b)[20] (được bãi bỏ)
c) Đối với hoạt động quy định tại Khoản 5 Điều 13 Nghị định này:
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ Điều kiện thì cấp giấy phép; trường hợp không đủ Điều kiện thì thông báo lý do không cấp giấy phép.
d) Đối với hoạt động quy định tại Khoản 6, Khoản 8, Khoản 9 Điều 13 Nghị định này:
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ Điều kiện thì cấp giấy phép; trường hợp không đủ Điều kiện thì thông báo lý do không cấp giấy phép.
đ) Đối với hoạt động quy định tại Khoản 7 Điều 13 Nghị định này:
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ Điều kiện thì cấp giấy phép; trường hợp không đủ Điều kiện thì thông báo lý do không cấp giấy phép.
Điều 22. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép quy định tại các khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10 Điều 13 Nghị định này[21]
Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc qua môi trường mạng đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Điều 17 Nghị định này. Hồ sơ bao gồm:
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu số 01 quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Sơ họa vị trí khu vực tiến hành hoạt động đề nghị cấp giấy phép.
3. Báo cáo đánh giá ảnh hưởng của hoạt động đến việc quản lý, khai thác và an toàn công trình thủy lợi.
4. Văn bản ý kiến của tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi về ảnh hưởng của hoạt động đến việc quản lý, khai thác và an toàn công trình thủy lợi của tổ chức, cá nhân.
5. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký phương tiện cơ giới đường bộ; phương tiện đường thủy nội địa đối với hoạt động tại khoản 7 Điều 13 Nghị định này.
6. Bản sao giấy phép dịch vụ nổ mìn đối với hoạt động tại khoản 9 Điều 13 Nghị định này.
7. Đối với các dự án đầu tư trong phạm vi bảo vệ của công trình thủy lợi, hồ sơ đề nghị cấp phép phải bổ sung:
a) Bản sao quyết định thành lập hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
b) Bản sao quyết định phê duyệt quy hoạch, chủ trương đầu tư, dự án đầu tư;
c) Bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
d) Bản sao thông báo thẩm định thiết kế cơ sở, bản vẽ thiết kế của dự án;
đ) Bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công được phê duyệt đối với trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 10 Điều 13 Nghị định này.
Điều 28. Hồ sơ đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép[27]
Tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc qua môi trường mạng đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Điều 17 Nghị định này. Hồ sơ bao gồm:
1. Đơn đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép theo mẫu số 02 quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Sơ họa vị trí khu vực tiến hành hoạt động đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép.
3. Báo cáo tình hình thực hiện giấy phép được cấp của tổ chức, cá nhân.
4. Văn bản ý kiến của tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi về tình hình thực hiện giấy phép được cấp của tổ chức, cá nhân.
5. Đối với các dự án đầu tư trong phạm vi bảo vệ của công trình thủy lợi, hồ sơ đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép phải bổ sung:
a) Bản sao quyết định thành lập hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (cập nhật đến thời điểm đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép);
b) Trường hợp có thay đổi quy mô, công suất, thông số chủ yếu của các hoạt động được cấp phép phải bổ sung: bản sao quyết định phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, chủ trương đầu tư, dự án đầu tư; bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường; bản sao thông báo thẩm định thiết kế cơ sở, bản vẽ thiết kế của dự án điều chỉnh.
Điều 29. Trình tự, thủ tục cấp gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép
1. Tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Điều 17 Nghị định này. Trường hợp đề nghị gia hạn giấy phép phải nộp hồ sơ trước thời điểm giấy phép hết hiệu lực ít nhất 45 ngày.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
3.[28] Thời hạn cấp giấy phép gia hạn, điều chỉnh nội dung:
a) Đối với hoạt động quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 10 Điều 13 Nghị định này:
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì cấp giấy phép gia hạn, điều chỉnh nội dung; trường hợp không đủ điều kiện thì thông báo lý do không cấp giấy phép.
b) Đối với hoạt động quy định tại khoản 5, khoản 7 Điều 13 Nghị định này:
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì cấp giấy phép gia hạn, điều chỉnh nội dung; trường hợp không đủ điều kiện thì thông báo lý do không cấp giấy phép.
c) Đối với hoạt động quy định tại khoản 6, khoản 8, khoản 9 Điều 13 Nghị định này:
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì cấp giấy phép gia hạn, điều chỉnh nội dung; trường hợp không đủ điều kiện thì thông báo lý do không cấp giấy phép.
Điều 30. Cấp lại giấy phép[29]
1. Giấy phép được cấp lại thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Giấy phép bị mất, bị rách, hư hỏng;
b) Tên của tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy phép bị thay đổi do chuyển nhượng, sáp nhập, chia tách, cơ cấu lại tổ chức.
2. Hồ sơ cấp lại giấy phép:
a) Trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này: Tổ chức cá nhân nộp đơn đề nghị cấp lại giấy phép theo mẫu số 03 quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này: Tổ chức cá nhân nộp đơn đề nghị cấp lại giấy phép theo mẫu số 03 quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này; bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; bản sao các Quyết định do cơ quan có thẩm quyền cấp về việc thay đổi tên doanh nghiệp do chuyển nhượng, sát nhập, chia tách, cơ cấu lại tổ chức.
3. Trình tự, thủ tục cấp lại giấy phép:
a) Trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này: Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc qua môi trường mạng đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Điều 17 Nghị định này.
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì cấp lại giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy phép thì trả lại hồ sơ và thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do không cấp lại giấy phép.
4. Thời hạn ghi trong giấy phép cấp lại là thời hạn còn lại của giấy phép đã cấp.
Điều 31. Quyền của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép
Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi có các quyền sau:
1. Thực hiện các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi tại vị trí, thời hạn, quy mô theo quy định của giấy phép.
2. Được Nhà nước bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp quy định trong giấy phép.
3. Được Nhà nước bồi thường thiệt hại trong trường hợp giấy phép bị thu hồi hoặc thay đổi thời hạn vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng theo quy định của pháp luật.
4. Đề nghị cơ quan cấp giấy phép gia hạn, Điều chỉnh nội dung giấy phép theo quy định.
Điều 32. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép
Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi có các nghĩa vụ sau:
1. Chấp hành các quy định của Luật Thủy lợi và pháp luật khác có liên quan.
2. Chấp hành các quy định về vị trí, thời hạn, quy mô các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi ghi trong giấy phép đã được cấp.
3. Thực hiện nghĩa vụ về tài chính theo quy định của pháp luật.
4. Khi tiến hành các hoạt động phải bảo đảm an toàn cho công trình thủy lợi, khắc phục ngay sự cố và bồi thường thiệt hại do hoạt động của mình gây ra.
5. Không làm cản trở hoặc gây thiệt hại đến việc khai thác tổng hợp công trình thủy lợi.
6. Cung cấp đầy đủ, trung thực các dữ liệu, thông tin về các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
Điều 33. Đình chỉ hiệu lực của giấy phép
1. Giấy phép bị đình chỉ hiệu lực khi tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép có một trong những vi phạm sau đây:
a) Vi phạm nội dung quy định trong giấy phép;
b) Lợi dụng giấy phép để tổ chức hoạt động trái quy định của pháp luật.
2. Thời hạn đình chỉ giấy phép: Không quá 03 tháng.
3. Trong thời gian giấy phép bị đình chỉ hiệu lực, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép không được thực hiện các quyền liên quan đến giấy phép và phải có biện pháp khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
1. Giấy phép được thu hồi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nội dung kê khai trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bị phát hiện không đúng sự thật;
b) Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép bị giải thể hoặc bị tòa án tuyên bố phá sản; bị chết, bị tòa án tuyên bố là đã chết, bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị tuyên bố mất tích;
c) Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép vi phạm quyết định đình chỉ hiệu lực của giấy phép;
d) Trường hợp bảo đảm quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
2. Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều này, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép quy định tại Điều 16 Nghị định này có quyền quyết định thu hồi giấy phép.
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra việc cấp và thực hiện giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trong phạm vi cả nước.
2. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra việc cấp và thực hiện giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi tại địa phương.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.
1. Các loại giấy phép cho các hoạt động phải có phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi đã được cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực mà chưa hết thời hạn thì vẫn có giá trị sử dụng cho đến khi hết thời hạn.
2.[31] (được bãi bỏ)
3. Chậm nhất sau thời gian 03 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, các tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi phải bảo đảm năng lực quy định tại Nghị định này.
1. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Nghị định này.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
| XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT KT. BỘ TRƯỞNG |
DANH MỤC ĐẬP, HỒ CHỨA NƯỚC QUAN TRỌNG ĐẶC BIỆT
(Kèm theo Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ)
STT | Tên đập, hồ chứa nước | Dung tích (triệu m3) | Tỉnh/ Thành phố | Ghi chú |
1 | Dầu Tiếng | 1.580 | Tây Ninh | Dung tích toàn bộ trên 1 tỷ m3 |
2 | Cửa Đạt | 1.450 | Thanh Hóa | |
3 | Tả Trạch | 646 | Thừa Thiên Huế | Hạ du có thành phố Huế |
BẢNG PHÂN CẤP CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
(Kèm theo Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ)
Bảng 1. Phân cấp công trình theo quy mô, công suất
TT | Loại công trình | Tiêu chí phân cấp | Cấp công trình | ||||
Đặc biệt | Cấp I | Cấp II | Cấp III | Cấp IV | |||
1 | Công trình cấp nước (cho diện tích được tưới) hoặc tiêu thoát nước (diện tích tự nhiên khu tiêu) | Diện tích (nghìn ha) |
| >50 | > 10 ÷ 50 | > 2÷ 10 | ≤ 2 |
2 | Hồ chứa nước (dung tích ứng với mực nước dâng bình thường) | Dung tích (triệu m3) | > 1.000 | > 200 ÷ 1.000 | > 20 ÷ 200 | ≥ 3 ÷ 20 | < 3 |
3 | Công trình cấp nước nguồn chưa xử lý cho các ngành sử dụng nước khác | Lưu lượng (m3/s) | > 20 | > 10 ÷ 20 | >2 ÷ 10 | ≤ 2 |
|
Bảng 2. Phân cấp công trình theo đặc tính kỹ thuật
TT | Loại công trình | Tiêu chí phân cấp | Cấp công trình | ||||
Đặc biệt | Cấp l | Cấp II | Cấp III | Cấp IV | |||
1 | Đập đất, đập đất - đá các loại |
|
|
|
|
|
|
1.1 | Nền là đá | Chiều cao đập (m) | > 100 | >70 ÷ 100 | > 25 ÷ 70 | > 10 ÷ 25 | ≤ 10 |
1.2 | Nền là đất cát, đất hòn thô, đất sét ở trạng thái cứng và nửa cứng |
| > 35 ÷ 75 |
| > 8 ÷ 15 | ≤ 8 | |
1.3 | Nền là đất sét bão hòa nước ở trạng thái dẻo |
|
| > 15 ÷ 25 | > 5 ÷ 15 | ≤ 5 | |
2 | Đập bê tông, bê tông cốt thép các loại và các công trình thủy lợi chịu áp khác |
|
|
|
|
|
|
2.1 | Nền là đá | Chiều cao đập (m) | > 100 | > 60 ÷ 100 | > 25 ÷ 60 | > 10 ÷ 25 | ≤ 10 |
2.2 | Nền là đất cát, đất hòn thô, đất sét ở trạng thái cứng và nửa cứng |
| > 25 ÷ 50 | > 10 ÷ 25 | > 5 ÷ 10 | ≤ 5 | |
2.3 | Nền là đất sét bão hòa nước ở trạng thái dẻo |
|
| > 10 ÷ 20 | > 5 ÷ 10 | ≤ 5 | |
3 | Tường chắn |
|
|
|
|
|
|
3'.1 | Nền là đá | Chiều cao tường (m) |
| > 25 ÷ 40 | > 15 ÷ 25 | >8 ÷ 15 | ≤ 8 |
3.2 | Nền là đất cát, đất hòn thô, đất sét ở trạng thái cứng và nửa cứng |
|
| > 12 ÷ 20 | > 5 ÷ 12 | ≤ 5 | |
3.3 | Nền là đất sét bão hòa nước ở trạng thái dẻo |
|
| > 10 ÷ 15 | > 4 ÷ 10 | ≤ 4 |
Ghi chú:
- Đối với đập đất, đập đất - đá các loại: Chiều cao đập tính từ mặt nền thấp nhất sau khi dọn móng (không kể Phần chiều cao chân khay) đến đỉnh đập;
- Đối với đập bê tông các loại và các công trình xây đúc chịu áp khác: Chiều cao đập tính từ đáy chân khay thấp nhất đến đỉnh công trình;
- Đối với tường chắn: Chiều cao tường chắn tính từ mặt nền phía thấp hơn sau khi đã dọn móng đến đỉnh tường.
GIA HẠN, ĐIỀU CHỈNH GIẤY PHÉP CHO CÁC PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
(Kèm theo Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ)
Mẫu số 01 | Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi |
Mẫu số 02 | Đơn đề nghị gia hạn sử dụng (hoặc Điều chỉnh nội dung) giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi |
Mẫu số 02 | Đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi |
TÊN TỔ CHỨC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ….., ngày ...tháng ... năm... |
CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG TRONG PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
Kính gửi: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Ủy ban nhân dân tỉnh...)
Tên tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép: ......................................................................
Địa chỉ: .......................................................................................................................
Số điện thoại: ……………………………………… Số Fax: ...............................................
Đề nghị được cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ của công trình thủy lợi (tên công trình thủy lợi) do (tên tổ chức, cá nhân đang quản lý khai thác công trình thủy lợi) quản lý với các nội dung sau:
- Tên các hoạt động: ...................................................................................................
- Nội dung:...................................................................................................................
- Vị trí của các hoạt động .............................................................................................
- Thời hạn đề nghị cấp phép....; từ... ngày... tháng … năm... đến ngày...tháng... năm …
Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Ủy ban nhân dân tỉnh...) xem xét và cấp phép cho (tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép) thực hiện các hoạt động trên. Chúng tôi cam kết hoạt động đúng phạm vi được phép và tuân thủ các quy định của giấy phép.
| TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP |
TÊN TỔ CHỨC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ….., ngày ...tháng ... năm... |
Kính gửi: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Ủy ban nhân dân tỉnh...)
Tên tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn sử dụng Điều chỉnh nội dung giấy phép: ...............
Địa chỉ: .......................................................................................................................
Số điện thoại: ………………………… Số Fax: ...............................................................
Đang tiến hành các hoạt động ......... trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi tại vị trí theo giấy phép số.... ngày... tháng... năm... do (Tên cơ quan cấp phép); thời hạn sử dụng giấy phép từ …….. đến ……….
Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Ủy ban nhân dân tỉnh) xem xét và cấp giấy phép cho (tên tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn, hoặc Điều chỉnh nội dung giấy phép) được tiếp tục hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi với những nội dung sau:
- Tên các hoạt động đề nghị gia hạn hoặc Điều chỉnh nội dung: .....................................
- Vị trí của các hoạt động .............................................................................................
- Nội dung: .................................................................................................................. ;
- Thời hạn đề nghị gia hạn...; từ.... ngày... tháng... năm... đến ngày... tháng... năm....
Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Ủy ban nhân dân tỉnh) xem xét và cấp giấy phép cho (tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép) gia hạn (hoặc Điều chỉnh) thực hiện các hoạt động trên. Chúng tôi cam kết hoạt động đúng phạm vi được phép và tuân thủ các quy định của giấy phép.
| TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP |
PHỤ LỤC
(Kèm theo Nghị định số /2023/NĐ-CP ngày tháng năm của Chính phủ)
TÊN TỔ CHỨC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ….., ngày ...tháng ... năm... |
CẤP LẠI GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG TRONG PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
Kính gửi: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Ủy ban nhân dân tỉnh...)
Tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp lại giấy phép: ...........................................................
Địa chỉ: .......................................................................................................................
Số điện thoại: ………………………………… Số Fax: .....................................................
Đang tiến hành các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi tại vị trí theo giấy phép số.... ngày... tháng... năm... do (Tên cơ quan cấp phép); thời hạn sử dụng giấy phép từ …. đến ….
Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Ủy ban nhân dân tỉnh) xem xét và cấp lại giấy phép cho (tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp lại giấy phép) với các nội dung sau:
- Tên các hoạt động đề nghị cấp phép lại: ....................................................................
- Vị trí của các hoạt động .............................................................................................
- Nội dung: ..................................................................................................................
- Thời hạn cấp phép: từ ngày … tháng … năm … đến ngày …. tháng …. năm ….
- Lý do xin cấp lại: .......................................................................................................
Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Ủy ban nhân dân tỉnh) xem xét và cấp lại giấy phép cho (tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép) thực hiện các hoạt động trên. Chúng tôi cam kết hoạt động đúng phạm vi được phép và tuân thủ các quy định của giấy phép.
| TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY PHÉP |
[1] Nghị định số 08/2022/NĐ-CP Ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường có căn cứ ban hành như sau:
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Nghị định số 40/2023/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi có căn cứ ban hành như sau:
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
[2] Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 167 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường, có hiệu lực từ ngày 10 tháng 1 năm 2022.
[3] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 40/2023/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi, có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 8 năm 2023.
[4] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 40/2023/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi, có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 8 năm 2023.
[5] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 40/2023/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi, có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 8 năm 2023.
[6] Cụm từ “cống dưới đê” được thay thế bằng cụm từ “cống qua đê” theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 40/2023/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi, có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 8 năm 2023.
[7] Cụm từ “cống ngăn sông lớn” được thay thế bằng cụm từ “cống lớn ngăn sông” theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 40/2023/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi, có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 8 năm 2023.
[8] Cụm từ “và có chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý, khai thác công trình thủy lợi” được bãi bỏ theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định số 40/2023/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi, có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 8 năm 2023.
[9] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 40/2023/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi, có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 8 năm 2023.
[10] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số 40/2023/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi, có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 8 năm 2023.
[11] Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 167 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường, có hiệu lực từ ngày 10 tháng 1 năm 2022.
[12] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 40/2023/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi, có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 8 năm 2023.
[13] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Nghị định số 40/2023/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi, có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 8 năm 2023.
[14] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 1 Nghị định số 40/2023/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi, có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 8 năm 2023.
[15] Cụm từ “Tổng cục Thủy lợi” được thay thế bằng cụm từ “Cục Thủy lợi” theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 40/2023/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi, có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 8 năm 2023.
[16] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 167 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường, có hiệu lực từ ngày 10 tháng 1 năm 2022.
[17] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 167 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường, có hiệu lực từ ngày 10 tháng 1 năm 2022.
[18] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 167 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường, có hiệu lực từ ngày 10 tháng 1 năm 2022.
[19] Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 167 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường, có hiệu lực từ ngày 10 tháng 1 năm 2022.
[20] Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 167 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường, có hiệu lực từ ngày 10 tháng 1 năm 2022.
[21] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 40/2023/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi, có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 8 năm 2023.
[22] Điều 23 được bãi bỏ theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 167 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường, có hiệu lực từ ngày 10 tháng 1 năm 2022.
[23] Điều 24 được bãi bỏ theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định số 40/2023/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi, có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 8 năm 2023.
[24] Điều 25 được bãi bỏ theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định số 40/2023/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi, có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 8 năm 2023.
[25] Điều 26 được bãi bỏ theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định số 40/2023/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi, có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 8 năm 2023.
[26] Điều 27 được bãi bỏ theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định số 40/2023/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi, có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 8 năm 2023.
[27] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 10 Điều 1 Nghị định số 40/2023/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi, có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 8 năm 2023.
[28] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 11 Điều 1 Nghị định số 40/2023/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi, có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 8 năm 2023.
[29] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 40/2023/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi, có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 8 năm 2023.
[30] Điều 167 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường, có hiệu lực từ ngày 10 tháng 1 năm 2022 quy định như sau:
“Điều 169. Điều khoản thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.”
Điều 4 Nghị định số 40/2023/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi, có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 8 năm 2023 quy định như sau:
“Điều 4. Điều khoản thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 8 năm 2023.
2. Quy định chuyển tiếp
a) Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép đối với các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi của tổ chức, cá nhân nộp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành được tiếp tục xem xét, giải quyết theo quy định của Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thủy lợi (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường).
b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện sắp xếp, kiện toàn chủ thể khai thác công trình thủy lợi phù hợp với quy định của Luật Thủy lợi, hoàn thành chậm nhất 05 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành./.”
[31] Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 167 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường, có hiệu lực từ ngày 10 tháng 1 năm 2022.
[32] Mẫu số 03 Đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi được bổ sung theo quy định khoản 4 Điều 2 Nghị định số 40/2023/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi, có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 8 năm 2023.